Nội dung
(Hướng dẫn) Bán hàng trên sàn thương mại điện tử A-Z

(Hướng dẫn) Bán hàng trên sàn thương mại điện tử A-Z

Kể từ năm 2018 đến nay thì việc bán hàng trên sàn thương mại điện tử đã không còn xa lạ gì với dân khởi nghiệp kinh doanh online.

Đã có rất nhiều case study nói về việc trăm đơn, nghìn đơn hay đổi đời mua nhà mua xe với các kênh bán hàng này.

Nó hoàn toàn phù hợp với người mới, không có bất kỳ lợi thế gì về mặt traffic hay nền tảng, nói chính xác là 1 con số 0 đúng nghĩa.

Nó cũng cực kỳ phù hợp nếu như bạn muốn mở rộng quy mô (Scale up) và phát triển (Growth) thương hiệu kinh doanh của mình.

Ở bài viết dưới đây mình sẽ bao quát hết cả 2 đối tượng với nhu cầu trên với việc bán hàng trên các sàn thương mại điện tử đang hot hiện nay.

Lưu ý: Ở bài này mặc dù là hướng dẫn nhưng mình sẽ tập trung vào việc chuyển đổi, còn những yếu tố về mặt kỹ thuật thì mình sẽ dẫn link đến nền tảng để xem, mọi thao tác đều cực kỳ đơn giản.

Sàn thương mại điện tử là gì?

Sàn thương mại điện tử là nền tảng website giúp cho các “dân buôn” có thể tụ tập về đây để bán các mặt hàng của mình.

Ví dụ: Bạn đang có sẵn nguồn hàng về quần áo nhưng chưa có website bán hàng với lại chưa có sẵn khách hàng thì có thể tận dụng các sàn thương mại điện tử, nơi có sẵn mọi thứ, việc của bạn là đăng tải và biết cận tận dụng những thứ đã có trên sàn.

E-commerce đang là xu hướng và đã là trend thì đừng nên bỏ qua

Đã có khá nhiều tranh cãi gần đây giữa website và các sàn thương mại điện tử, đứng ở góc nhìn cá nhân của mình thì cả 2 đều thật sự cần thiết và quan trọng cho mọi doanh nghiệp hiện nay.

Bạn cứ hiểu đơn giản, website bán hàng là bạn phải làm từ việc xây dựng phần cốt lõi là nền tảng, đòi hỏi về mặt kỹ thuật, đó là chưa nói đến kỹ năng tracking các chỉ số và tối ưu. Ngoài ra, phải biết cách marketing cho website từ việc tối ưu SEO, chạy ads, kéo traffic từ các kênh social… không thì “ốm đói”.

Còn ở phía bên kia chiến tuyến là các sàn thương mại điện tử thì mọi thứ từ nền tảng cho đến website đã có sẵn, traffic ở các sàn lớn hiện nay như Shopee, Lazada và Tiki mỗi tháng là cực kỳ nhiều, bạn có thể tận dụng lượng traffic nội sàn này.

Tuy nhiên, bạn sẽ không thể nào tùy biến tính năng, giao diện được ở trên các sàn, ở website thì bạn làm mọi thứ thoải mái.

Chưa kể, traffic lớn + seller nhiều thì việc “cấu xé” traffic lần nhau là sẽ xảy ra và hiển nhiên là không ai muốn phụ thuộc hoàn toàn vào bất kỳ 1 nền tảng nào.

Vì vậy, nếu bạn hỏi mình là “thằng nào hơn thằng nào” thì mình cũng xin thưa “hốt cả 2”.

Ngoài Shopee ra thì còn cái tên nào khác?

Qua bao năm thì Shopee đã chứng minh được vị thế của mình ở trên sân chơi thương mại điện tử.

Theo thống kê từ similar web thì traffic ở Shopee vẫn “yên vị” top 1 lĩnh vực (thứ 6 tổng website ở Việt Nam) với 112 triệu traffic mỗi tháng.

Xếp sau đó là Lazada, Bachhoaxanh và Tiki.

Qua bao năm thì vị trí top vẫn thuộc Shopee, Lazada và Tiki, nhưng năm 2022 này đã xuất hiện thêm 1 cái tên làm mưa làm gió nữa đó là Tiktok Shop, “tái khởi động” lại cho khái niệm về social commerce.

1/ Shopee

Shopee hiện đang là sàn thương mại điện tử đứng đầu thị trường Việt Nam, thuộc sở hữu của tập đoàn SEA và đã phủ sóng ở 7 quốc gia châu Á gồm: Singapore, Malaysia, Thái Lan, Đài Loan, Indonesia, Việt Nam và Philippines.

Shopee hiện đã phủ sóng ở 7 quốc gia châu Á.

Ưu điểm:

  • Có sẵn lượng khách hàng khủng, giúp người bán dễ dàng tiếp cận đối tượng mục tiêu;
  • Sở hữu quy trình bán hàng chuyên nghiệp, đơn giản và dễ thao tác;
  • Hỗ trợ tốt chủ shop trong việc tìm kiếm đơn vị vận chuyển hàng hoá;
  • Triển khai nhiều chương trình khuyến mãi, ưu đãi khủng cho khách hàng.

Nhược điểm:

  • Mức độ cạnh tranh cao giữa các chủ shop, công ty và doanh nghiệp lớn;
  • Kho sản phẩm khổng lồ nên khó quản lý chất lượng;
  • Phí ship cao.

Xem thêm: Hướng dẫn tạo tài khoản và bán hàng trên Shopee A-Z

2/ Lazada

Lazada chính thức có mặt tại thị trường Việt Nam từ năm 2012 và hiện cũng là cái tên quen thuộc với nhiều tín đồ mua hàng online.

Đây là sàn thương mại điện tử có vốn đầu tư lớn từ tập đoàn Alibaba của tỷ phú Jack Ma.

Ưu điểm:

  • Sở hữu đội ngũ Marketing đông đảo và dày dặn kinh nghiệm, giúp đẩy mạnh việc kinh doanh cũng như các chương trình lớn;
  • Chính sách miễn phí dành cho chủ shop khi đăng ký bán hàng;
  • Quy trình kiểm định hàng hoá nghiêm ngặt, rõ ràng;
  • Có hệ thống logistic và đội ngũ shipper riêng.
Lazada nổi bật nhờ sở hữu hệ thống logistic riêng.

Nhược điểm:

  • Phí chiết khấu, lấy hàng và vận chuyển khá cao;
  • Thời gian khách nhận hàng thường lâu hơn so với các sàn khác;
  • Giá bán sản phẩm thường cao hơn các sàn khác.

Xem thêm: Hướng dẫn tạo tài khoản và bán hàng trên Lazada A-Z

3/ Tiki

Tiki là một thương hiệu Việt Nam được sáng lập bởi Trần Ngọc Thái Sơn. Tiki được thành lập từ năm 2010 với xuất thân là trang bán sách online, sau đó dần chuyển mình thành nền tảng bán hàng online được ưa chuộng hiện nay.

Sản phẩm trên Tiki được kiểm định khắt khe về nguồn gốc, chất lượng

Ưu điểm:

  • Sản phẩm được kiểm định khắt khe về nguồn gốc, chất lượng nên nhận được độ tin cậy cao từ người mua;
  • Giao hàng nhanh chóng và có chính sách hỗ trợ đổi trả dễ dàng.

Nhược điểm:

  • Lượng khách hàng có phần “lép vế” hơn so với các sàn khác;
  • Ít chương trình khuyến mãi hoặc những ngày hội săn sale rầm rộ để cạnh tranh/tăng tỉ lệ chốt đơn.

Xem thêm: Hướng dẫn tạo tài khoản và bán hàng trên Tiki A-Z

4/ Tiktok shop

Tiktokshop là nền tảng social commerce thuộc sở hữu của Tiktok và mới ra mắt vào tháng 4/2022.

Social Commerce bạn cứ hiểu đơn giản là bạn sẽ sử dụng những nền tảng như Tiktok để quảng bá thương hiệu sản phẩm đến với người tiêu dùng nhưng khác ở chỗ là khi người dùng xem video, liên kết mua hàng sẽ hiển thị trực tiếp để người dùng chốt đơn ngay mà không cần thoát khỏi ứng dụng.

Ưu điểm:

  • Tệp khách hàng trẻ và có nhu cầu mua hàng online rất cao, đã quen với những thao tác mua trên các sàn khác.
  • Tiếp cận khách hàng bằng video, livestream nên tỷ lệ chuyển đổi sẽ cao với những sản phẩm có nhu cầu cao và giá rẻ.
  • Nền tảng mới nên có nhiều mã giảm giá, mã miễn phí vận chuyển để thu hút khách hàng.

Nhược điểm:

  • Tỷ lệ chuyển đổi không xuất phát từ nhu cầu mà phụ thuộc cảm xúc của người mua vào thời điểm tiếp cận video;
  • Được nhiều người dùng đánh giá là khó tìm được sản phẩm đang cần mua.
  • Khâu vận chuyển đang còn nhiều tồn đọng cần phải được giải quyết gấp.

Xem thêm: Hướng dẫn tạo tài khoản và bán hàng trên Tiktok Shop A-Z

Nên khởi đầu với cái tên nào?

“Nên bán hàng trên sàn thương mại điện tử nào?” là thắc mắc chung của nhiều bạn, nhất là những bạn mới bắt đầu việc kinh doanh.

Theo mình thì câu trả lời sẽ phụ thuộc vào sản phẩm mà bạn đang kinh doanh, nếu như bạn đang có sẵn nguồn hàng giá rẻ và có nhu cầu với giới trẻ cao như thời trang, mỹ phẩm, decor… thì cứ ưu tiên lựa chọn Tiktok Shop.

Người đẹp Ngọc Trinh đang là đối tác bên mình, nên nếu bạn có nhu cầu về Tiktok Shop thì cứ liên hệ với mình.

Chính cốt lõi của nền tảng của Tiktok là video và livestream đang phát triển rất mạnh mẽ và tương lai sẽ còn hơn thế nữa, nên làm càng sớm càng có lợi.

Sau đó bạn có thể phủ thêm các sàn khác như Shopee, Lazada và Tiki, có 2 mục đích sau đây:

  • Bạn sẽ tiếp cận được lượng traffic nội sàn lớn khác ngoài Tiktok Shop.
  • Một phần user hiện nay khi thấy sản phẩm trên Tiktok Shop thường họ sẽ tìm kiếm thêm các sàn khác như Shopee, lúc này bạn phủ được thương hiệu đa kênh thì rất dễ “đón đầu” khách hàng (có chạy đằng trời :v).

Bí kíp để có những đơn hàng đầu tiên

Những phần dưới đây mình sẽ tập trung vào các sàn như Shopee, Lazada và Tiki.

Nói riêng về Tiktok Shop bạn có thể xem thêm những bài viết trước đây mình đã chia sẻ trên blog.

1/ Đầu tư về mặt hình ảnh

Hình ảnh là một trong những yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến quyết định mua hàng của khách. Hình ảnh đẹp, bắt mắt sẽ dễ thu hút khách hàng nhấn vào để xem.

Theo đó, lượt truy cập càng nhiều thì khả năng ra đơn cũng cao hơn. Cụ thể, hình ảnh sản phẩm nên đáp ứng những tiêu chí sau:

  • Hình ảnh phải rõ nét và có độ sáng phù hợp để khách hàng thấy được chi tiết của sản phẩm;
  • Chọn phông nền phù hợp với sản phẩm;
  • Điều chỉnh vị trí sản phẩm phù hợp để tránh bị che bởi logo các chương trình như: Freeship Xtra, hoàn xu Xtra,…;
  • Thêm thông tin phù hợp ngay trên hình đại diện.
  • Nên thêm cả những hình ảnh feedback từ khách hàng để tăng thêm sự chân thật và chất lượng của sản phẩm (khách hàng có xu hướng tin hơn khi nhìn thấy review tốt từ người mua trước).

2/ Có video chi tiết

Để giúp sản phẩm được thể hiện chân thực hơn, bạn nên quay video chi tiết cho từng sản phẩm.

Việc đăng tải video chi tiết giúp tạo nên độ tin tưởng của khách hàng khi ghé thăm shop, từ đó dễ đưa ra quyết định mua hàng hơn.

Một video sản phẩm đúng chuẩn nên đáp ứng các tiêu chi sau:

  • Thời lượng: dưới 60s
  • Định dạng: MP4
  • Kích thước: tối đa 30mb
  • Độ phân giải: dưới 1280 x 1280px
Video giúp tạo nên độ tin tưởng của khách hàng khi ghé thăm shop

3/ Tối ưu phần thông tin mô tả sản phẩm

Mô tả sản phẩm là thông tin giới thiệu về đặc tính, chức năng, ưu điểm nổi bật, hướng dẫn sử dụng, bảo quản,…

Phần này rất quan trọng bởi chúng thay bạn thuyết phục khách hàng rằng đây là món hàng mang lại giá trị gì? Giúp giải quyết nhu cầu gì? Nếu bạn chưa biết tối ưu phần thông tin này, cùng mình tìm hiểu 5 yếu tố xây dựng bài mô tả chất lượng ngay dưới đây:

  • Phân tách tính năng với lợi ích để mô tả: chẳng hạn như khi mô tả máy tính, nhiều shop sẽ đưa ra những đặc tính nổi bật như sở hữu CPU 4 nhân 4,4 GHz và GPU Nvidia. Song, như vậy là chưa đủ, để khách hàng dễ hiểu hơn, bạn nên bổ sung thêm vào phần mô tả những lợi ích cụ thể như cho phép khách chơi các tựa game mới đòi hỏi cấu hình cao như Deus Ex: Mankind Divided;
  • Sử dụng văn phong gần gũi, thực tế: Bạn đừng quá tập trung vào những ngôn từ thiên quá nhiều về kỹ thuật mà nên truyền tải mọi thứ dễ hiểu.
    Ví dụ: khi mô tả sản phẩm phao bơi, ngoài thông tin chi tiết như kích thước, màu sắc, bạn có thể bổ sung công dụng “giúp cả nhà có những phút giây vui chơi, thư giãn thoải mái bên nhau”.
  • Tránh từ thừa và lối viết chung chung: Bạn nên tránh sử dụng ngôn ngữ sáo rỗng, thừa thãi khi viết bài mô tả sản phẩm.
  • Có chứa lời kêu gọi hành động (Call to Action): Việc bổ sung câu CTA ngắn gọn nhưng mạnh mẽ có tác dụng thúc đẩy khách hàng đi đến quyết định mua sản phẩm.
  • Tối ưu SEO: Bạn nên bổ sung các từ khóa có lượt tìm kiếm cao để tối ưu hoá bài mô tả sản phẩm, tăng traffic và thu hút đối tượng khách hàng tiềm năng.
    Bật mí bí quyết: Từ khóa chính nên nằm ở tiêu đề, mô tả (3 đoạn đầu giữa và cuối), hastag và cả tên file hình ảnh/video.

4/ Tăng trải nghiệm của khách hàng và tạo sự uy tín cho gian hàng

Muốn giữ chân được khách hàng, bạn cần phải mang đến trải nghiệm tốt nhất cho từng khách hàng.

Bởi trước khi mua hàng, khách thường có xu hướng xem đánh giá từ người mua trước rồi mới đưa ra quyết định. Một số cách đơn giản giúp bạn tạo thiện cảm cho khách hàng:

  • Cài đặt tin nhắn tự động để tăng độ chuyên nghiệp và cố gắng phản hồi tin nhắn của khách càng sớm càng tốt;
  • Tư vấn nhiệt tình các thắc mắc của khách hàng về sản phẩm;
  • Nếu sản phẩm bị lỗi, shop tận tình hướng dẫn khách cách đổi trả và chịu mọi chi phí phát sinh;
  • Trường hợp chậm trễ trong việc lấy và giao hàng, shop nên chủ động nhắn tin báo cho khách hàng.
Cài đặt tin nhắn tự động trên các sàn thương mại điện tử để tăng độ chuyên nghiệp.

Bí quyết tăng trăm đơn, nghìn đơn mỗi ngày trên sàn

Ở đây mình chỉ chia sẻ cách để bạn có thể scale up những sản phẩm đã có được lượng đơn bán ra ổn.

Còn nếu bạn là shop mới chưa có bất kỳ lượt mua và đánh giá nào thì mình có thể bật mí thêm chiến lược cho bạn như sau:

  • Trang trí lại toàn bộ shop như hướng dẫn ở trên.
  • Tìm kiếm đến những cộng đồng mua/bán chéo giữa các shop để tìm kiếm một vài lượt bán và review đầu tiên cho shop.
  • Booking 1 vài KOC trên Tiktok, tặng họ sản phẩm để họ quay video review.

Sau khi có khách đặt mua thì bạn có thể áp dụng mẹo “gửi gắm”, nghĩa là có 1 tấm thiệp nhỏ bên trong gói hàng, nội dung có thể xoay quanh việc “cảm ơn và mong nhận được đánh giá 5* từ bạn…”.

Chạy quảng cáo (nội sàn và ngoại sàn)

Chạy quảng cáo là cách giúp bạn nhanh tiếp cận được khách hàng nhất và ưu tiên hàng đầu là nên tận dụng nguồn traffic có sẵn trong sàn.

Đa số các sàn hiện nay đều có chung các dạng như: tìm kiếm, hiển thị liên quan và các trang chi tiết sản phẩm (cũng thuộc dạng hiển thị)…

Phần này bạn nên tự search Google với keyword “các hình thức chạy quảng cáo x (x là tên sàn)”.

Ngoài ra, bạn cũng nên đẩy thêm các quảng cáo ngoại sàn như Facebook Ads, Google Ads, Tiktok Ads…

Ưu tiên hàng đầu là testing, tìm ra được kênh mang đến chuyển đổi tốt và scale, còn những kênh khác bạn tiếp tục tối ưu để ra được camp win.

Xây dựng đa kênh và kéo traffic về sàn

Ngoài việc chạy quảng cáo thì để tối ưu chi phí và phần lợi nhuận sau cùng thì shop nên xây dựng thêm các kênh khác để kéo về lượng free traffic như: Fanpage, Group Facebook, Tiktok, Youtube, Instagram…

Bạn càng phủ sóng thương hiệu nhiều kênh thì càng dễ tiếp cận được lượng khách hàng tiềm năng.

Nhưng bạn cần lưu ý việc xây đa kênh không đơn giản, mỗi nền tảng sẽ có “luật chơi” riêng để có thể tồn tại và phát triển.

Đừng bỏ qua livestream

Những năm gần đây, hoạt động livestream bán hàng đang diễn ra rất sôi nổi trên các nền tảng mạng xã hội và các trang thương mại điện tử.

Với bầu không khí sôi động, sự tương tác vui vẻ giữa bạn và khách hàng, những buổi livestream trên các sàn thương mại điện tử mang đến tỷ lệ chốt đơn cao hơn so với đăng bán thông thường.

Muốn tiếp cận được nhiều khách hàng, bạn nên tận dụng tối đa các nền tảng mà bạn đang có để livestream như: Facebook, Tiktok, Youtube, Instagram, Shopee,…

Song, bởi những nền tảng này vẫn chứa một vài hạn chế, bạn có thể cân nhắc tìm đến sự hỗ trợ từ phần mềm livestream để chốt đơn thảnh thơi hơn. Mình đề xuất một vài cái tên mà bạn có thể tham khảo như: GoStudio, OBS, Sapo GO…

Xem chi tiết: (Hướng dẫn) Cách livestream bán hàng chốt đơn ầm ầm

Tăng dạng nội dung UGC

User Generated Content (UGC) được hiểu một cách đơn giản là những nội dung do khách hàng tạo ra như unbox, review, đánh giá sản phẩm.

Cụ thể, sau khi mua hàng, khách hàng sẽ chụp lại hình, quay video và đăng lên ở phần đánh giá sản phẩm ở các sàn thương mại điện tử.

Những hình ảnh, video mà khách hàng trước để lại là một nguồn thông tin đáng tin cậy, ảnh hưởng trực tiếp đến quyết định mua hàng của khách hàng sau.

Shopee có chính sách tặng xu để khuyến khích khách để lại đánh giá

Vậy nên, bạn nên có những chương trình tặng quà, voucher để khuyến khích khách để lại đánh giá. Chưa hết, bạn phải mang lại trải nghiệm tốt nhất cho từng khách hàng để thu được nhiều đánh giá tốt, đạt 4-5 sao.

Tổng Kết

Trên đây, mình đã chia sẻ tất tần tật những kinh nghiệm bán hàng trên sàn thương mại điện tử thiết thực nhất để bạn có thể dễ dàng áp dụng cho shop của mình.

Chúc các bạn thành công và tăng thật nhiều đơn hàng trên các sàn thương mại điện tử trong thời gian tới.

Hẹn gặp lại ở những bài viết tiếp theo trên Mayashare!

Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận