Nội dung
7 cách tăng tương tác trên TikTok để thu hút người xem

7 cách tăng tương tác trên TikTok để thu hút người xem

Sau bao năm làm trong lĩnh vực social media và đã giúp cho kha khá kênh phát triển thì mình ngộ ra 1 điều như thế này ở trên Tiktok: Mức độ tương tác sẽ được tính theo thang điểm thấp lên cao ở mỗi video và tổng thể của kênh, có thể sẽ là 1 phần tín hiệu để video của bạn có thể tiếp cận đến với user trên nền tảng.

Tương tác ở đây sẽ bao gồm nhiều khía cạnh như: like, comment, share, save,… hay thậm chí follow.

Vì vậy mà ngoài việc bạn nắm được quy trình các bước xây dựng kênh mà mình đã hướng dẫn ở bài trước thì bạn cần phải biết thêm những cách tăng tương tác trên Tiktok mà mình sắp chia sẻ dưới bài viết này.

Lưu ý: Mọi vấn đề mình đề cập đến thuật toán trong bài viết dưới đây đều đến từ kinh nghiệm cá nhân đã kinh qua rất nhiều kênh, còn lại không chính xác 100% cái công thức gọi là “hiểu được thuật toán tiktok”

1/ Cách tăng tương tác trên Tiktok với nội dung gây “tranh cãi”

Mình để “tranh cãi” ở trong ngoặc là bởi ý mình không phải khuyên bạn nên làm các dạng content bẩn hay drama gì, đó cũng là 1 cách nhưng nó không bao giờ nằm trong list kiến thức và tư duy mà mình sẽ mang đến cho cộng đồng.

Thay vào đó bạn nên tạo 1 chút tranh cãi với cộng đồng trên Tiktok bởi quan điểm cá nhân từ KOL về 1 chủ đề trong lĩnh vực mà bạn có kinh nghiệm.

Đó có thể là những suy nghĩ đi ngược tư duy 1 chút so với đám đông nhưng phải thật cẩn thận, bởi ranh giới với drama là rất mong manh.

Ví dụ như chủ đề về “tấm bằng đại học” mà khá nhiều KOL đã cho rằng nó là vô dụng ở 1 vài ngành, nhưng rồi sự việc đi khá xa và còn lên cả VTV thì đây sẽ gọi là “hiệu ứng ngược”.

Khi mà số đông đều cho rằng KOL kia phát ngôn “ngông” thì đây là lúc bạn có thể tận dụng và đưa ra quan điểm cá nhân về việc tấm bằng đại học vẫn có giá trị, bởi giá trị thật sự nằm ở “hành trình có được tấm bằng”, không phải đơn thuần chỉ là 1 tấm bằng vật lý như vậy.

Minh hoạ để bạn dễ hiểu kiểu nội dung gây tranh cãi là như vậy, nó có thể do bạn tự tạo ra hoặc sẽ bắt theo 1 drama nào đó đang có để kéo cộng đồng hưởng ứng về phía mình.

Nhưng khi cộng đồng đang “nóng” với chủ đề này thì nếu bạn muốn tăng tương tác theo chiều hướng tích cực thì những phân tích, dẫn chứng phải thật sự chặt chẽ, mọi thứ phải nên chia sẻ từ trải nghiệm cá nhân.

Tuy nhiên, với người chưa có nhiều kinh nghiệm thì bạn có thể khởi đầu bằng cách chia sẻ các nội dung đúng chuyên môn, kiến thức bản thân, khơi gợi thêm chút tò mò ở 3s đầu và nó phải thật sự liên kết ở phần nội dung còn lại của kênh.

2/ Sử dụng hiệu ứng và âm thanh “độc lạ”

Ở đây bạn sẽ có 2 lựa chọn:

  • Sử dụng effect và sound lạ, chưa được sử dụng nhiều trước đây, nhưng phải đáp ứng được yếu tố “thu hút”, hiểu đơn giản là nó vừa phải bắt mắt, bắt tai và vừa phải phù hợp với ngữ cảnh ở nội dung trong video.
  • Sử dụng các effect và sound theo trend, những video nào đang được viral thì bạn có thể học theo cách họ sử dụng và edit video thế nào.

Bạn có thể sử dụng những công cụ hỗ trợ có sẵn của Tiktok để edit, nhưng nếu bạn thật sự mong muốn chú trọng vào khâu edit sau cùng thì nên edit bằng những công cụ bên ngoài trước khi upload lên tiktok.

Bạn nên follow các kênh thuần chia sẻ các kiến thức về media, cả trên Tiktok và Youtube ở các nguồn nước ngoài, có những hiệu ứng rất hay và nếu bạn làm tốt và có thêm chút may mắn nữa thì có thể sẽ tạo ra 1 trend nào đó trên Tiktok.

Về mặt kỹ thuật thì cũng có nhiêu đó, ai học cũng có thể làm được, chỉ khác về mặt tư duy của mỗi người, vì vậy bạn đừng đặt quá nặng vấn đề là dân chuyên hay không chuyên.

Đôi khi chỉ cần có được tư duy tốt thì bạn có dùng capcut vẫn tạo nên những video cực kỳ “sexy”.

Rất nhiều tips và tricks hay mà bạn có thể áp dụng

3/ Duet với những video đang viral

Duet TikTok là tính năng cho phép người dùng tạo ra một video mới bằng cách kết hợp video của mình với một video khác đã được đăng trên TikTok trước đó.

Cụ thể, khi bạn duet với một video, nó sẽ hiển thị video của bạn và video gốc cùng một lúc trên màn hình, cho phép bạn tương tác và phản ứng với nội dung ban đầu.

Bạn có thể phản biện hoặc đồng tình và kèm theo cả quan điểm cá nhân về chủ đề nội dung video mà bạn duet.

Thậm chí bạn không cần nói gì, chỉ cần chèn text và dùng biểu cảm gương mặt để đồng ý hoặc phản biện về video gốc.

Nếu video gốc đang thu hút nhiều tương tác thì chắc chắn video bạn duet sẽ được “hưởng ké” và nhớ là nên làm nhanh, bởi nếu quá nhiều người duet thì tỷ lệ tương tác mà bạn nhận được sẽ rất ít.

4/ Liên tục tương tác với người xem

Nếu video của bạn bắt đầu thu hút được like và comment thì bạn nên tương tác lại với user đó.

Có thể phản hồi lại bằng văn bản hoặc bạn có thể hồi đáp bằng 1 video khác để tiếp nối về chủ đề đó hoặc có thể phản biện lại…

Đây có thể là 1 tín hiệu giúp video của bạn có thể được thuật toán tiktok xếp hạng và tiếp cận đến đúng user mục tiêu hơn.

Hành vi của user hiện nay rất thích hóng các comment, và khi họ thấy bạn tương tác nhiều với người xem thì nếu nó tích cực thì rất dễ có được tình cảm từ họ, giúp tăng thêm cả follow và tạo được tệp người xem trung thành cho kênh.

*Mình định nghĩa người xem trung thành ở đây là những người mà họ luôn chờ đợi bạn ra video mới mỗi ngày để xem.

5/ Duy trì tần suất đăng video

Trong phần kế hoạch mà bạn đã lên từ đầu trước khi đăng tải video đầu tiên lên trên kênh thì nên xác định chính xác số lượng có thể làm được trong 1 tuần là bao nhiêu.

Con số đẹp nhất nên duy trì tối thiểu mỗi tuần là 3 video, để không bị mất nhịp độ tiktok đang đề xuất kênh bạn đến với đúng tệp user mà họ phân loại trên nền tảng.

Ngoài ra, bạn dễ tăng được độ nhận diện thương hiệu nếu xuất hiện thường xuyên trên nền tảng.

Có thể user được tiếp cận và xem 1 video của bạn 1 lần nhưng chưa đủ ấn tượng để họ tương tác.

Nhưng khi bạn liên tục “tấn công” họ bằng những video với nội dung mới thì họ sẽ bị thu hút và nhớ là nó phải thật sự tạo được điểm nhấn và khác biệt riêng.

Nói thêm về sự khác biệt, ngoại hình hay phong cách chỉ là level thấp nhất mà bạn có thể dùng được, cách tốt nhất là cho họ thấy được thông qua kiến thức, kinh nghiệm và chuyên môn của bạn trong lĩnh vực, đặc biệt là phần tính cách khi thể hiện quan điểm cá nhân.

Xem thêm: (Phương pháp 3-4) Xây dựng thương hiệu cá nhân trên TikTok

6/ Nên livestream thường xuyên

Tiktok đang đẩy cực kỳ mạnh livestream, nên nếu kênh bạn thuần về kinh doanh/bán hàng thì nếu năm nay không live thì rất dễ bị cho ra đảo (bị bóp tương tác và đề xuất).

Cách này không chỉ giúp bạn tăng được lượng đơn bán ra mà còn giúp tăng tương tác rất tốt, khi mà live của bạn có tín hiệu tích cực thì có thể các video trên kênh cũng sẽ được tiktok push.

Để livestream hiệu quả thì bạn nên xác định bản thân đang đúng ở vị thế nào:

  • Nhà sáng tạo nội dung: thường đây là những KOL, cá nhân thường xuyên chia sẻ những kinh nghiệm trong lĩnh vực ở trên kênh và khi live họ sẽ không tập trung quá nhiều vào việc bán hàng mà thường là tám chuyện hoặc tư vấn và nó sẽ liên quan đến lĩnh vực mà họ đang chia sẻ nội dung trên kênh.
  • KOC hoặc Seller: là những bạn chuyên review (KOC) và những nhà bán hàng trên tiktok shop (seller) thường sẽ live các nội dung về bán hàng, giới thiệu, cung cấp thông tin và tính năng về sản phẩm… mục tiêu cuối cùng là bán càng nhiều đơn càng tốt.

Mỗi dạng sẽ có cách live khác nhau và thường các KOC và seller sẽ cần phải chuẩn bị kỹ hơn về concept, kịch bản,… còn KOL đơn thuần là cứ bật lên là live được.

Hà Linh livestream
Với những sự phá đảo về livestream của Hà Linh thì mình tin chắc sẽ tạo 1 làn sóng rất mạnh vào ngành công nghiệp này

7/ Comment trên các kênh khác

Cách này thường không hiệu quả mấy với kênh mới nhưng khá hiệu quả với những kênh tâm vài chục, vài trăm nghìn follower, đó là comment trên các kênh khác cùng hoặc gần liên quan trong lĩnh vực.

Comment ở đây không nên là những kiểu vô tri như “hay quá”, mà nên thể hiện cả quan điểm cá nhân của bạn, có như vậy mới có thể kéo được tương tác về lại kênh.

Nếu bạn dự định chia sẻ quan điểm dài hơn thì có thể dùng tính năng duet để thể hiện rõ hơn và cách này cũng sẽ giúp kéo tương tác hiệu quả hơn như mình đã chia sẻ ở trên.

Bị bóp tương tác là chuyện sẽ gặp

Khi bạn hoạt động trên các nền tảng social media đủ lâu thì cũng biết việc bị bóp tương tác là chuyện không sớm thì muộn sẽ đến.

Dù cho kênh bạn có triệu views hay follower thì vẫn sẽ gặp tình trạng này, bởi chúng ta là người chơi trên sân do người khác tạo ra, nên phải tuân thủ và chấp nhận mọi sự thay đổi.

Có thể kênh bạn tháng này tương tác khủng, lượng follower tăng vù vù nhưng tháng sau chậm lại là chuyện rất rất bình thường.

Nên điều mà mình muốn bạn hiểu được ở đây là nếu gặp tình trạng này thì đó có thể là tín hiệu cho thấy bạn nên có sự thay đổi.

Thay đổi ở đây có thể là về concept, nội dung… hơn hết là phải nắm được phần chính sách Tiktok.

Xem thêm: Chính sách Tiktok – hiểu biết để tồn tại và phát triển

Kết luận

Đó là những cách giúp bạn có thể tăng tương tác trên kênh Tiktok, có thể sẽ hiệu quả với kênh này nhưng kênh khác thì không, bởi nếu bạn muốn tăng tương tác thì đầu tiên cần phải làm tốt phần nền trước.

Hiểu và đáp ứng tốt phần chính sách, làm tốt phần concept và content đáp ứng được đúng đối tượng và mục tiêu đã đưa ra ban đầu.

Khi đã có tín hiệu từ việc build content tốt thì lúc đó mới nghĩ đến câu chuyện về cách tăng tương tác trên Tiktok.

Chúc bạn thành công và hẹn gặp lại ở bài viết tiếp theo!

Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận