Nội dung
Nghề KOC là gì? Thu nhập bao nhiêu và cách trở thành KOC?

Nghề KOC là gì? Thu nhập bao nhiêu và cách trở thành KOC?

KOC là gì? Đây là câu hỏi mà trong 2 năm trở lại đây đã bắt đầu gia tăng về lượng tìm kiếm trên Google và cả Youtube.

Liên quan theo đó có thể bạn đã nghe nhan nhản rất nhiều trên các phương tiện truyền thông về cái nghề “sáng tạo nội dung” cũng như những case study kinh điển kiếm thu nhập hàng chục, hàng trăm triệu mỗi tháng với nghề.

Vậy mối liên quan giữa KOC và sáng tạo nội dung như thế nào? Thu nhập có thật sự khủng như những gì chúng ta thấy và cách để trở thành KOC ra sao?

Tất cả sẽ được mình bật mí ở trong bài viết dưới đây.

Nghề KOC là gì?

KOC (Key Opinion Consumer) là những người có chuyên môn và sức ảnh hưởng trong 1 cộng đồng nhất định, họ sẽ sử dụng và trải nghiệm sản phẩm/dịch vụ và đưa ra đánh giá khách quan dưới vị thế của 1 khách hàng.

Chính điều này đã khiến cho phần lớn người tiêu dùng hiện nay thường lựa chọn tin tưởng 1 sản phẩm nào đó thông qua những KOC này.

Xu hướng này còn gọi là KOC Marketing và nó được xem là 1 lựa chọn “nhẹ” hơn cho các brand, đặc biệt khi mang lên bàn cân với các KOL.

KOC đại diện cho những người tiêu dùng

KOC khác gì với KOL?

KOL (Key Opinion Leader) cũng tương tự như KOC nhưng về mức độ phủ sóng trên mạng xã hội sẽ lớn hơn, có thể là ca sĩ, diễn viên, người mẫu hoặc 1 các nhân có chuyên môn trong lĩnh vực nào đó.

Để giúp bạn phân biệt được thì mình sẽ liệt kê vài gạch đầu dòng sau:

  • Bản chất:
    • KOL thường sẽ được các brand book quảng cáo trên các kênh mạng xã hội, thường các nhãn hàng sẽ chuẩn bị sẵn kịch bản, media, việc của KOL là kiểm duyệt và đăng tải lên trên kênh của họ.
    • KOC thì sẽ đứng ở vị thế là 1 khách hàng trải nghiệm dùng thử sản phẩm, sau đó mới đưa ra những đánh giá về ưu cũng như nhược điểm thật nhất về sản phẩm/dịch vụ.
  • Quy mô Follower:
    • KOL thường sẽ được phân loại theo nhiều cấp khác nhau về lượng follower, ví dụ như Nano KOL (10k-20k follower) hay Macro KOL (100k – 500k).
    • KOC thì ngược lại, follower không quá quan trọng với họ, họ tập trung vào tệp người dùng trung thành và xu hướng KOC Marketing của các doanh nghiệp hiện nay thường dùng để testing thị trường và thị hiếu của khách hàng với 1 sản phẩm nào đó.
  • Tính xác thực:
    • Người dùng sẽ dễ nhận ra được những chiến dịch có hợp tác trả tiền booking giữa brand và KOL, nên các sản phẩm cũng như cả nhãn hàng nói chung rất dễ bị ảnh hưởng khi KOL đó dính drama nào đó.
    • Về hướng ngược lại thì KOC lại có độ tin cậy cao hơn về sản phẩm khi việc thử nghiệm và đánh giá sản phẩm đã là chuyên môn của họ, các KOC hiện tại là người tiêu dùng tự quyết định sản phẩm nào họ muốn đưa lên trên các kênh của họ mà không sợ bị sự chi phối về các hoạt động thương mại.

Thường thì các KOC nếu có chiến lược phát triển tốt thì hoàn toàn có thể thăng hạng lên KOL trong tương lai.

Ngoài ra khi bạn tìm hiểu thì sẽ xuất hiện thêm về khái niệm Influencer, hiểu nôm na thì đây là những người có sức ảnh hưởng.

Xét về mối quan hệ thì KOC và KOL khi về chung 1 nhà thì đều sẽ được gọi là Influencer.

Minh chứng cho sự tiềm năng của nghề

Việc các thương hiệu lựa chọn những cá nhân có sức ảnh hưởng để truyền thông, quảng bá sản phẩm/dịch vụ đã là xu hướng trong vài năm trở lại đây và được gọi là Influencer Marketing.

Lý do bởi người tiêu dùng hiện nay thường lựa chọn tin tưởng vào thương hiệu, sản phẩm thông qua những cá nhân mà họ đánh giá là uy tín mà họ đang theo dõi trên các phương tiện truyền thông.

Cho nên mình cam kết với bạn là trong quỹ marketing của các doanh nghiệp hiện nay luôn có 1 phần dành cho khâu Influencer Marketing.

Quy mô về KOL như thế nào bạn cũng thấy được ở trên và tỷ lệ thuận với nó là chi phí các brand bỏ ra để booking các KOL cũng cực đắt đỏ.

Vì vậy mà xu hướng lựa chọn KOC Marketing sẽ giúp các brand tiết kiệm ngân sách hơn rất nhiều thời gian đầu nhưng vẫn có thể đảm bảo vê độ hiệu quả về viral hay nhận thức thương hiệu.

Vợ mình cũng đang là KOC trên Tiktok

Những hướng kiếm tiền cho KOC

Về cơ bản thì các KOC sẽ có những hướng kiếm tiền cơ bản như sau:

  • Booking: Các brand sẽ book bạn làm content review trên các kênh bạn đang có với số tiền X cố định.
  • Affiliate Marketing: Bạn cũng sẽ làm những nội dung review về sản phẩm và sẽ ăn theo % hoa hồng trên các sản phẩm bán ra.
  • Tự kinh doanh: nếu bạn tự tin với những nội dung cũng như hướng phát triển của kênh thì có thể tự nhập hàng về bán để gia tăng thêm được phần lợi nhuận, nhưng cần phải tính toán kỹ vì khi tự kinh doanh sẽ phát sinh rất nhiều đầu chi phí như kho bãi, nhân viên, giao vận…
  • Bán dịch vụ: nếu bạn có kinh nghiệm trong việc lên plan và phát triển các kênh social media thì có thể nhận build cho các kênh khác, nhãn hãng và ăn tiền theo dự án.

Nhìn chung thì thu nhập là không giới hạn, số tiền kiếm được sẽ phụ thuộc vào cá nhân mỗi người.

Quan trọng hơn nữa là bạn nên tập trung làm tốt việc sáng tạo nội dung và phát triển thương hiệu trên các kênh, khi đã phát triển đủ tốt thì cơ hội về thu nhập sẽ đến rất nhiều.

Cách làm và phát triển với nghề

Không có gì quá cao siêu, bộ công thức mà mình thường ứng dụng chung như sau.

1/ Xác định target audience (TA)

Target Audience bạn cứ hiểu đơn giản là tệp người dùng, những người theo dõi bạn mà bạn sẽ nhắm đến, phục vụ họ thông qua những nội dung mà bạn sáng tạo.

Việc bạn phải biết được TA sẽ giúp bạn lên chiến lược và xây dựng được những nội dung “gãi đúng chỗ ngứa” của người xem.

Sau này tỷ lệ chuyển đổi thông qua những nội dung của bạn cũng sẽ khả thi hơn.

Thời gian đầu mọi thứ chỉ mang tính tương đối, bạn có thể tham khảo qua 2 cách sau:

  • Tự đặt ra câu hỏi, đặt mình vào vị thế người xem và tìm kiếm câu trả lời.
  • Thực hiện những cuộc khảo sát trên các cộng đồng liên quan về người xem sẽ quan tâm gì đến chủ đề mà bạn dự tính sẽ xây kênh.

2/ Chuyên môn phải phù hợp với TA

Bạn cần phải biết được chuyên môn của bản thân là gì và chuyên môn đó có phù hợp với TA mà bạn đang nhắm đến hay không.

Ví dụ: Bạn có chuyên môn về việc phối đồ cho dân văn phòng và tệp TA bạn nhắm đến là lực lượng lao động genZ thì đó đã có điểm chung để bạn có thể khai thác hướng phát triển kênh theo đúng thế mạnh bản thân.

3/ Lựa chọn kênh phát triển

Hiểu TA, biết thế mạnh bản thân thì đó là chưa đủ mà bạn cần phải lựa chọn và hiểu được nền tảng mà bạn sẽ phát triển.

Những kênh mạng xã hội hiện nay phổ biến như Facebook, Instagram, Youtube, Tiktok… bạn đều có thể lựa chọn để đặt nền móng.

Lưu ý là mỗi nền tảng sẽ có những luật chơi khác nhau nên thời gian đầu bạn chỉ nên tập trung build tốt 1 kênh.

Sau này khi đã hiểu và có được quy trình thì bạn có thể mở rộng thêm việc build các kênh khác.

Ở đây mình có thể hỗ trợ bạn qua những bài hướng dẫn siêu chi tiết như sau:

4/ Lên kế hoạch và xây dựng content

Nếu bạn muốn phát triển kênh cũng như không bao giờ sợ bị bí ý tưởng trong khoảng thời gian đầu thì nên đầu tư làm cho ra được bảng kế hoạch content xây dựng ít nhất là trong 3 tháng.

Một vài cách cũng như công cụ mình hay sử dụng:

  • Google Keyword Planner: mình hay dùng để research các từ khoá gốc rễ về 1 chủ đề nào đó, tool sẽ cho ra thêm những từ khoá liên quan, ý tưởng đến từ đây khá nhiều.
  • Ahrefs: mình dùng để phân tích vài website đang có thứ hạng tốt trên Google, những nội dung nào của họ có tín hiệu tốt thì mình sẽ tham khảo và chẻ nhỏ ý ra để khai thác.
  • Research thủ công: mình còn hay tìm kiếm thủ công ở trên Google, Youtube, Tiktok từ các kênh đối thủ cùng ngành để tìm kiếm thêm ý tưởng và xào nấu lại theo chuyên môn và cách hiểu của bản thân.

Ngoài ra, bạn nên research thêm những nguồn ở nước ngoài, ý tưởng và nội dung ở các nước bạn có nhiều thứ hay đến mức bạn không bao giờ tưởng tượng ra được.

Nếu được tổ độ thì bạn sẽ đi đầu 1 trend nào đó, kênh sẽ phát triển rất nhanh.

Nếu bạn cần người đồng hành 1:1 về việc lên kế hoạch phát triển kênh Tiktok thì có thể tìm đến mình, nhắn tin qua Fanpage để mình tư vấn cụ thể hơn.

5/ Tối ưu và mở rộng

Việc bạn nghiên cứu TA cũng như kế hoạch xây dựng content thời gian đầu thường sẽ không có hiệu quả tức thời, hoặc nếu có thì khả năng mở rộng quy mô phát triển kênh sẽ bị giới hạn.

Lúc này cần phải có thêm bước tracking và tối ưu.

Bạn sẽ cần phải đo lường về hành vi người dùng, nội dung nào được họ tương tác nhiều và cắn đề xuất thì cần phải bám theo đường dây đó phát triển.

Mỗi nền tảng hiện nay như Tiktok, Youtube, Fanpage đều có mục phân tích kênh riêng, chẳng hạn như ở TIktok thì có mục như hình dưới đây.

Ví dụ: Mục tiêu của bạn là đẩy follower kênh Tiktok thời gian đầu thì vào đo lường từng nội dung nào đã cắn đề xuất và mang lại lượng follower lớn thi bạn cứ đi theo hướng nội dung đó.

Đây là khoảng thời gian testing, sau đó bạn tìm được hướng phát triển mang lại hiệu ứng tốt thì mới đến bước scale up (mở rộng quy mô).

Giai đoạn sau bước scale up là sẽ quay lại testing, bởi đến 1 ngưỡng nào đó của hướng mà bạn testing ra được số ngon thì cũng sẽ đến lúc bị đuối, lúc này cần phải lặp lại tiếp bước testing.

Kết luận

Trên đây là tổng quan về KOC cũng như quy trình các bước để 1 người mới có thể bắt đầu và phát triển lâu dài.

Mình xem nó là 1 cái nghề tiềm năng, từ KOC bạn có thể sẽ có nhiều hướng phát triển khác mà có thể “bẻ lái” sau này.

Chỉ cần bạn tập trung thật tốt vào việc định hình, xây dựng thương hiệu, có được tệp follower “yêu thương” thì sau này bạn có thể làm gì khai thác về mặt thương mại thì họ vẫn sẵn sàng đón nhận, miễn mọi thứ vẫn có giá trị cho cộng đồng.

Chúc bạn thành công và hẹn gặp lại ở bài viết tiếp theo trên Mayashare.

Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Bài viết liên quan

Đăng ký nhận những hướng dẫn mới nhất từ Mayashare

Mỗi tuần một Email chất lượng!