Hẻm được xem là “đặc sản” ở thành phố Hồ Chí Minh nói riêng và đặc biệt khi ai đó có ý định kinh doanh với mặt bằng có vị trí khó tiếp cận và không thuận tiện này thì câu hỏi lớn sẽ bắt đầu xuất hiện “nhà trong hẻm nên kinh doanh gì?”
Mình không nói đến hẻm dễ đi, hẻm xe hơi, hẻm thông, mà cái mình muốn nói đến là những con hẻm mà khi đi vào thì chỉ có thổ địa ở đó mới có thể ra được, còn đi bằng cảm tính hay Google maps thì nằm chắc phần “lạc đường”.
Chính mình đã từng trải nghiệm những sự việc như vậy khi đi mua sắm, nhưng mình vẫn quyết định khi mua 1 món đồ nào đó thì phải đến tận nơi.
Nghĩa là nhà trong hẻm vẫn có thể kinh doanh ngon lành được, nhưng cần phải có chiến lược và cần phải tối ưu liên tục thì mới có thể phát triển sau này.
Vì vậy ở bài viết dưới đây mình sẽ gợi ý cho bạn những ý tưởng kinh doanh phù hợp để giúp bạn khai thác hết tối đa tiềm năng của mặt bằng trong hẻm.
Nhà trong hẻm nên kinh doanh gì phù hợp?
Như mình đã nói, việc bạn tận dụng nhà đang ở hoặc lựa chọn mặt bằng trong hẻm để tiết kiệm chi phí trong khoảng thời gian đầu kinh doanh thì bất lợi lớn nhất là sẽ không tận dụng được hết lượng khách hàng ở khu vực xung quanh đó (tệp offline).

Nhưng mọi vấn đề đều sẽ có giải pháp và mình sẽ gợi ý cho bạn 4 loại hình kinh doanh sau, bạn có thể tham khảo:
- Kinh doanh online không cần mặt bằng: mọi sản phẩm vật lý mà bạn có thể bán được thì nên mang lên hết trên các store online qua các website bán hàng, trang TMDT như Shopee, Lazada, Tiki, Tiktok Shop… còn mặt bằng hiện tại sẽ để làm kho hàng. Nhưng theo mình dù là kho hàng thì vẫn nên trang trí giống như 1 cái shop, bởi vì đâu đó sẽ có tệp khách hàng giống mình, mua online nhưng luôn muốn đến shop để mắt thấy tay sờ, thử được sản phẩm lên người mới an tâm mà mua.
- Kinh doanh thức ăn và đồ uống tại nhà: Tương tự như cách trên, bạn có thể bán đồ ăn & thức uống online như bánh mì, nước ép, sinh tố, trà sữa, cà phê… sau đó “bê” quán lên trên các app như Grab, Baemin, Shopee Food…
- Kinh doanh sản phẩm thủ công: Nếu bạn có kỹ năng làm đồ thủ công, bạn có thể bán các sản phẩm như đồ trang trí, quà tặng, đồ chơi, v.v. Bạn có thể sáng tạo ra các sản phẩm độc đáo, đẹp mắt, phù hợp với sở thích của từng khách hàng để tăng doanh thu, nhưng để hiệu quả thì bạn nên quay lại hình thức 1, mang các mặt hàng này lên trên các sàn để bán.
- Kinh doanh dịch vụ gia đình: Bạn có thể cung cấp dịch vụ như giặt là, ủi đồ, dọn nhà, chăm sóc trẻ em hoặc chăm sóc người già tại nhà. Bạn có thể đưa ra các gói dịch vụ linh hoạt, phù hợp với nhu cầu và tài chính của từng khách hàng để thu hút sự quan tâm của họ.
Ngoài ra, trong bài viết vốn 5 triệu nên kinh doanh gì cũng có một vài hình thức bạn có thể áp dụng được trong việc kinh doanh nhà trong hẻm:
- Affiliate Marketing: dạng kinh doanh/bán hàng online không cần vốn nhập hàng, tồn kho hay vận chuyển, việc bạn cần làm là marekting sản phẩm qua 1 đường link, và khác hàng click vào đó mua hàng thì sẽ nhận được hoa hồng.
- Dịch vụ: Khác 1 xíu với dạng dịch vụ gia đình ở trên, thì dịch vụ này đặc biệt hơn xíu là bạn sẽ bán kỹ năng của mình, ví dụ: bạn có kỹ năng design hay kỹ năng marketing thì sẽ đóng gói lại thành dịch vụ và mang đi bán đến những cá nhân/doanh nghiệp có nhu cầu.
- Sản phẩm số: Đây là dạng sản phẩm tồn tại dưới dạng số như khoá học online, ebook, phần mềm, bài hát… bạn sẽ tạo ra, tìm nền tảng đặt sản phẩm, marketing và bán đến những người đang có nhu cầu.
Xem chi tiết: Vốn 5 triệu nên kinh doanh gì? Gợi ý những mặt hàng ít vốn
Bạn có thể xem thêm video mình chia sẻ về chủ đề “kinh doanh sản phẩm số” dưới đây.
Các yếu tố cần lưu ý khi kinh doanh trong nhà hẻm
Lợi thế to lớn khi kinh doanh nhà trong hẻm đó là về mặt tiết kiệm chi phí, thấp hơn nhiều so với việc bạn đi thuê các mặt bằng trục đường chính, khu trung tâm…
Nhưng để mang lại hiệu quả và có thể phát triển được thì nên lưu ý vài vấn đề sau đây:
- Xác định đối tượng khách hàng mục tiêu (customer insight) : Bạn cần phải vẽ được chân dung khách hàng mà bạn nhắm đến “họ là ai? họ có nhu cầu gì? nỗi đau của họ? khi nào họ cần đến? bạn ở đâu khi họ cần? tại sao họ phải chọn bạn?….” Ngoài việc bạn tự hỏi bản thân, khảo sát thì nên dùng thêm các tool AI như ChatGPT hỗ trợ để thu gom thêm về insight. Sau này khi đã có traffic, dữ liệu thống kê thì lúc đó bạn sẽ có được insight chính xác hơn và lúc đó bạn sẽ tối ưu lại sau.
- Tiếp cận và quảng bá sản phẩm: Có tổng cộng 3 kênh mà bạn nên có, đầu tiên trọng tâm sẽ là website, xoay quanh sẽ là các kênh social media và các sàn thương mại điện tử (tuỳ vào sản phẩm). Song song với đó bạn nên biết là ngoài việc chúng ta tiếp cận và quảng bá theo cách miễn phí, build và phát triển kênh thì nên có thêm các chiến dịch chạy quảng cáo trên nhiều nền tảng khác nhau để có thể hacking được trong thời gian đầu (nhưng cần phải nghiên cứu và lên chiến lược thật kỹ để không phải đốt tiền bừa bãi).
- Đăng ký kinh doanh và có được các giấy tờ pháp lý cần thiết: Dù cho bạn kinh doanh offline hay online, doanh thu cao hay thấp thì nên đăng ký kinh doanh và có các giấy tờ cần thiết theo quy định của pháp luật để tránh những rắc rối về sau.
- Tăng trải nghiệm khách hàng: Sau khâu tiếp cận thì để bán được hàng thì bạn cần phải đi qua bước thu hút và giữ chân được khách hàng trên các kênh mà bạn tiếp cận đến họ. Đúng là cần các chương trình khuyến mãi, giảm giá nhưng đó chỉ là mức lv1, còn bạn giữ được họ ở lại qua phần content thì đó sẽ là 1 lv khó hơn. Gợi ý (có thể đúng hoặc không với 1 số mặt hàng): Nên tạo 1 câu chuyện liên quan đến với sản phẩm đó và gắn liền với thương hiệu, câu chuyện ở đây nên lấy được sự đồng cảm từ khách hàng tiềm năng mà bạn nhắm đến. Khi bạn giữ chân họ bằng cảm xúc thì tỷ lệ chuyển đổi sau này cũng có thể khả thi.
- Tối ưu: Sau 1 thời gian khởi chạy, bạn sẽ thu được rất nhiều insight nơi khách hàng và 1 đống “lỗ hổng” từ chính thương hiệu mình đang kinh doanh, nên tìm được và tối ưu từng khâu để nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ chăm sóc để tăng thêm về phần doanh số, lợi nhuận sau cùng và có khả năng scale-up sau này.
Ngoài ra, còn 1 lưu ý nhỏ nhưng vấn đề to mình muốn bạn biết và đừng bao giờ bỏ qua giai đoạn này.
Đó là nên nghiên cứu và theo dõi đối thủ cạnh tranh liên tục, xem họ đang làm gì, thị trường họ nhắm đến ra sao, cách họ tiếp cận và bán hàng thế nào… để bạn có thể tối ưu tốt hơn những gì họ đã bỏ qua hoặc chưa làm tốt.
Nên lựa chọn đối thủ cùng cỡ cho từng giai đoạn, thời gian đầu bạn chưa có chỗ đứng thì đừng nên lấy những “thằng top 1” làm đối thủ, mà nên bắt đầu với những đối thủ top 20, sau đó khi đã vượt qua được thì hãy nâng dần lv và thu hẹp “vòng tròn đối thủ”.
Tổng Kết
Thật ra, chủ đề nhà trong hẻm nên kinh doanh gì sẽ khá tương đồng với những bài viết mình đã viết về chủ đề kinh doanh ít vốn như 2 triệu, 5 triệu.
Nhưng định hướng sẽ khác nên mình mới quyết định chia thành nhiều bài riêng biệt.
Chúc bạn có được chọn lựa phù hợp sau bài viết trên và hy vọng bạn sẽ dần dần có được kết quả tốt khi dấn thân vào con đường khởi nghiệp đầy “gian nan” này.
Hẹp gặp lại!!