Nội dung
(Cẩn thận bẫy) 3 đầu sách quản lý tài chính cá nhân có thể đọc

(Cẩn thận bẫy) 3 đầu sách quản lý tài chính cá nhân có thể đọc

Ai cũng biết việc quản lý tài chính cá nhân rất quan trọng nhưng phải thẳng thắn mà nói thì không có bất kỳ công thức chung nào có thể áp dụng hiệu quả.

Bí quyết đơn giản chỉ là việc bạn học công thức từ người khác, trải nghiệm và rút ra công thức riêng cho mình.

Ngoài những nguồn thông tin trên Internet thì bạn nên lựa chọn tiêu thụ thêm thông tin từ các đầu sách quản lý tài chính cá nhân.

Nhưng để đảm bảo thì bạn cũng nên chắt lọc và lựa chọn những cuốn sách chất lượng được chắp bút từ những người có kinh nghiệm thật sự trong lĩnh vực tài chính cá nhân.

Bài viết dưới đây mình sẽ đưa ra cho bạn 3 cuốn sách rất hay để bạn có thể tham khảo và cũng cẩn thận trong việc lựa chọn và tin tưởng (mình sẽ để ở phần cuối).

Đầu tiên là phải hiểu tiền đâu?

Để tránh việc bị “lậm tư tưởng” theo chủ nghĩa tự do tài chính và giàu có hay nghỉ hưu trước 30 tuổi thì mình buộc bạn hiểu trước về những vấn đề sau:

  • Tài chính cá nhân là gì?
  • Tại sao cần phải quản lý tài chính cá nhân?
  • Bạn buộc phải có được kế hoạch quản lý tài chính cá nhân.
  • Nắm được nguồn thu mỗi tháng, nguồn tiền thu chi và cả mức sống hiện tại của cá nhân và gia đình.

Để giải đáp được những ý trên thì bạn có thể tham khảo qua 2 bài viết sau:

Tin mình đi, bạn phải tìm hiểu những thứ trên trước rồi mới nên tìm đọc những đầu sách này, ở phần cuối mình sẽ lưu ý thêm để bạn “giữ được mình” khi bắt đầu quá trình “tiêm vào đầu những thứ kích thích từ người giàu”.

Bỏ tủ 3 cuốn sách quản lý tài chính cá nhân

Quan điểm của mình trong việc chọn lọc và tiêu thụ thông tin là ít nhưng cần đảm bảo được chất lượng.

Có thể sẽ bỏ qua những cái hay khác nhưng bộ não chúng ta có giới hạn nên cái nào đến trước thì chúng ta ưu tiên, còn những thứ khác xem như chưa có duyên với nhau.

Dưới đây là 3 cuốn sách mình đã đọc và nó đã giúp mình ngộ ra rất nhiều về việc quản lý tài chính cá nhân như thế nào được gọi là đủ và hiệu quả.

Cuốn 1: Hiểu hết về tiền (Julian Sims)

Đầu tiên là cuốn How Money Works (hiểu hết về tiền). Đây sẽ là 1 thế giới rộng lớn để bạn tìm hiểu về tiền từ lịch sử ra đời, tại sao lại cần tiền cho đến những dòng chảy mà tiền đang luân chuyển khắp mọi ngóc ngách trên thế giới.

Hay là cách mà các chính phủ kiểm soát tiền tệ và cả những cách đầu tư giúp bạn mở ra thế giới quan về nhu cầu “tối ưu và đa dạng hóa thu nhập”.

Để hạn chế bớt tình trạng khô khan về tài chính thì sách còn sẽ cung cấp thêm cho bạn những hình ảnh minh họa rất bắt mắt, mục đích đơn giản là để những người chưa từng có kiến thức gì về tài chính vẫn có thể đọc và hiểu được.

Có 1 câu mình lượm lặt được khá hay: “Cách thức mà tiền bạc đang kiểm soát và vận hành cả thế giới”.

Hiển nhiên là chỉ với 1 cuốn sách bạn không thể nào được khai sáng hết mọi thứ về tiền, nó chỉ là 1 phần trong phần nổi của tảng băng trôi nên hãy trong tâm thế là đọc để hiểu và biết, mọi thứ có thể chỉ đúng 1 phần, đừng xem nó là 1 bí quyết gì cao siêu dẫn đến thành công.

Cuốn 2: Nghệ thuật quản lý tài chính cá nhân (Brian Tracy & Dan Strutzel)

Có thể sau khi đọc xong cuốn 1 bạn sẽ có thể tự tin là bản thân đã hiểu được phần nào về tiền, từ đó có thể quản lý tài chính cá nhân hiệu quả hơn.

Nhưng đến với cuốn “nghệ thuật quản lý tài chính cá nhân” này thì bạn sẽ được tạt thẳng “gáo nước lạnh” để tỉnh mộng về những hoang đường của bản thân trong lĩnh vực này.

Cuốn sách sẽ chỉ điểm thẳng mặt những “tư tưởng sai lệch” của chính con người trong việc kiếm tiền, tiêu tiền, quản lý, đầu tư… Bạn sẽ được thấy rằng việc quản lý tài chính cá nhân là cả 1 nghệ thuật.

Nói sơ vậy đủ hấp dẫn rồi, chi tiết hơn thì bạn cứ từ từ tận hưởng hết nội dung của sách.

Cuốn 3: Người giàu có nhất thành Babylon – George S.Clason

Xét về tuổi đời trong các cuốn sách tài chính cá nhân ở bài viết này thì cuốn thứ 3 đứng hàng “ông nội”, được xuất bản vào năm 1926, cách đây gần 100 năm.

Với chừng ấy năm và trải qua vô số lần được tái bản thì “Người giàu có nhất thành Babylon” được xem là tác phẩm truyền cảm hứng lớn nhất cho hầu hết mọi đối tượng về tài chính, tiết kiệm, đầu tư và làm giàu của người dân thành Babylon thời xưa.

Việc truyền cảm hứng đến từ bố cục đi nội dung của sách, nó là tập hợp nhiều câu chuyện thành công từ các nhân vật đi lên từ nghèo khó cho đến khi trở nên giàu có và trở thành người được kính trọng nhất thành Babylon.

Bạn đừng đặt nặng vấn đề về thời gian ra đời của sách, vì những bí quyết tài chính trong cuốn này có thể dùng được ở mọi thời đại, quan trọng chỉ là tư duy áp dụng chúng thế nào.

Cẩn thận bẫy từ “triệu phú”

3 cuốn sách mà mình kể trên nó không chia sẻ riêng bất kỳ 1 triệu phú, tỷ phú trên thế giới nào, nó là sự tổng hợp hài hòa vừa đủ từ kinh nghiệm của nhiều cái tên gộp lại.

Vậy tại sao cần phải cẩn thận? Như mình đã chia sẻ ở phần đầu, đó chính là việc bị “lậm tư tưởng” về việc bản thân chỉ cần làm theo như các triệu phú, tỷ phú là có thể thành công được 1 phần như họ.

Mình liệt kê ra vài gạch đầu dòng sau để bạn tránh được cái bẫy này:

  • Không phải ai dậy sớm cũng sẽ thành công.
  • Không phải ai cũng sẽ khởi nghiệp thành công.
  • Không có bất kỳ hình thức đầu tư nào giúp bạn giàu nhanh cả.
  • Không có 1 bí quyết hay công thức nào giúp bạn đi đường tắt đến đỉnh của sự thành công

Lỗi không phải do họ, mà lỗi do chính bản thân bạn, vì vậy mọi thứ bạn tiêu thụ chỉ nên dừng ở mức độ tham khảo, đừng xem mọi thứ quá cao siêu, cơ bản triệu phú hay tỷ phú cũng là con người thôi.

Tạm Kết

Trên đây là 3 cuốn sách quản lý tài chính cá nhân rất hay mà bạn nên tham khảo và đọc qua 1 vài lần để thấm được những câu chuyện, những bài học, những phân tích rất hay trong lĩnh vực tài chính.

Chúc bạn có được trải nghiệm thú vị và hẹn gặp lại ở bài viết kế tiếp.

Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận