Nội dung
(Hướng dẫn) Kinh doanh sản phẩm số kiếm thu nhập 100 triệu/tháng

(Hướng dẫn) Kinh doanh sản phẩm số kiếm thu nhập 100 triệu/tháng

Kinh doanh đã là 1 trong những trào lưu ăn sâu vào trong máu của đại đa số những người thích mạo hiểm, muốn phát triển và trở nên giàu có.

Khi được hỏi đến muốn kinh doanh gì thì phần lớn đều sẽ có chung câu trả lời là muốn khởi nghiệp với quán cafe, shop quần áo, tiệm trà sữa…

Có thể với những lĩnh vực này còn nhiều cách khác để có thể đạt được đích đến thành công nhưng đa số nhiều bạn mình thấy đều đang “tự dẫm” lên nhau để đi và kết quả là có đến 99% thất bại.

Bản thân mình thì không chọn khởi nghiệp kinh doanh với những hướng như vậy mà mình lựa chọn sản phẩm số theo thế mạnh của bản thân.

Chính lựa chọn này đã giúp mình đạt được mức doanh thu vài tỷ/năm và nếu tính theo tháng thì dao động khoảng 90-100 triệu/tháng với cá nhân mình (chưa tính đến những khoản thu nhập khác).

Vậy thì sản phẩm số là gì? Thị trường này có thật sự béo bở hay chỉ là chiêu trò FOMO?

Tất cả mình sẽ giải đáp hết ở bài viết này và đặc biệt mình sẽ hướng dẫn cách mà bản thân mình đã áp dụng và có được những con số kể trên.

Video này sẽ là 1 góc nhìn khác về chủ đề mà bạn có thể tham khảo.

Sản phẩm số là gì? “Mỏ vàng” hay chỉ là chiêu trò FOMO?

Khái niệm

Đầu tiên bạn phải nắm được khái niệm về sản phẩm vật lý.

Mình định nghĩa chúng đơn giản chỉ là những sản phẩm mà bạn sử dụng hàng ngày mà có thể cầm nắm được như bàn phím, laptop, chuột, bàn, ghế…

Về phía ngược lại thì sản phẩm số là những sản phẩm hữu hình mà bạn không thể nào có bất kỳ tác động vật lý như cầm, nắm, sờ vào được, chẳng hạn như: khóa học, ebook, công cụ, phần mềm…

sản phẩm số tại Mayashare
Các sản phẩm trên Mayashare hiện tại đều là sản phẩm số

Sự khác biệt giữa 2 sản phẩm

Điểm khác biệt đầu tiên dễ nhìn ở ngay từ phần khái niệm, đó là:

  • Sản phẩm số có tính vô hình, không định dạng được.
  • Sản phẩm vật lý lại có tính hữu hình.

Bên cạnh đó, số tiền để tạo ra một sản phẩm số ở thời điểm ban đầu thường thấp hơn số tiền để tạo ra một sản phẩm vật lý, thậm chí đối với một vài sản phẩm số đơn giản, chi phí bỏ ra thời điểm đầu là gần như bằng 0.

Sản phẩm vật lý thì bạn sẽ cần phải có kho bãi, chi phí sản xuất, nhân công cho từng quy trình đóng gửi và ship hàng… Còn với sản phẩm số thì bạn chỉ cần chi trả về mặt công nghệ, nhân lực (tùy sản phẩm) đã là đủ.

Cuối cùng, khi kinh doanh sản phẩm số thì bạn chỉ cần bỏ công sức ra để tạo ra 1 lần và bán được cho rất nhiều người.

Còn ở phía sản phẩm vật lý thì 1 sản phẩm được tạo ra chỉ bán được cho 1 khách hàng duy nhất và nếu sức mua lớn thì bạn cần phải tạo ra được lượng lớn sản phẩm để đáp ứng nhu cầu.

“Mỏ vàng” hay là chiêu trò mấy thầy FOMO?

Đầu tiên phải công nhận, sản phẩm số hay vật lý thì đều sẽ là “mỏ vàng” nếu bạn tìm ra được hướng đi khác biệt, độc lạ trên thị trường mà vẫn đáp được lượng cầu đủ để bán ra.

Ví dụ:

Bạn đang kinh doanh trong lĩnh vực FnB với cafe là chủ đạo và theo đó là những đồ uống đã quá quen thuộc với nhiều người như nước ép, trà đào, trà sữa… Nhưng nếu bạn biết cách khai thác dựa trên thương hiệu, tạo điểm điểm nhấn riêng thì bạn đã có được “mỏ vàng” riêng cho mình.

Còn về phần sản phẩm số nếu bạn hiểu được tệp user nhắm đến thuộc phạm vi thế mạnh của bản thân, nhu cầu và sức mua từ tệp, thêm cả nghiên cứu thị trường xem mức độ cạnh tranh thế nào, sau đó có thể cho ra mắt sản phẩm/dịch vụ đi kèm combo phát triển thương hiệu cá nhân để giúp tối ưu được chuyển đổi tốt hơn.

… Nhìn chung về phần tiềm năng cũng như chiến lược thì mình nói cả ngày cũng được.

Đến phần câu hỏi liệu bạn có đang bị FOMO bởi những lời “dệt gấm thêu hoa” của những thầy bùa hiện nay không?

Tham khảo: FOMO là gì? Bệnh tâm lý đáng sợ mà ai cũng sẽ gặp phải

Với mình thì không riêng gì sản phẩm số, sản phẩm vật lý hay nói riêng bất kỳ lĩnh vực nào, bạn vẫn sẽ bị FOMO như cơm bữa.

Ví dụ: Chính việc bạn thấy nhiều người thành công từ việc khởi nghiệp kinh doanh từ ngành công nghiệp Fnb hay nói riêng là mở quán cafe và trong đầu buộc bản thân phải bỏ việc để “lao như con thiêu thân” vào thị trường vì sợ bỏ lỡ cơ hội làm giàu, thì lúc đó bạn đang bị FOMO.

Qua đó bạn có thể thấy được không ai trong chúng ta là không bị FOMO bởi 1 vấn đề nào đó (cả mình cũng vậy), không có cách trị, chỉ có thể hạn chế bằng cách cải thiện tư duy, update thêm kinh nghiệm để làm chủ được cảm xúc khi sự “ham muốn” bắt đầu lấn át mọi thứ.

Bước 1: Chọn ngách theo thế mạnh

Để mô hình kinh doanh sản phẩm số của bạn mang lại hiệu quả cao thì ngay từ đầu, bạn phải xác định được ngách kỹ năng hay ngách sản phẩm phù hợp với thế mạnh của bản thân và phải phù hợp với cả xu hướng của thị trường.

Bạn có thể chọn nhiều hơn một ngách, miễn sao bạn có đủ nhân lực và thời gian để làm tốt tất cả những ngách đã lựa chọn.

Một điểm khác cần lưu ý là trong quá trình chọn ngách, bạn nên “cá nhân hóa ngách” mà bạn chọn.

Nghĩa là bạn phải linh hoạt trong việc thay đổi ngách để nó hợp với thế mạnh và các kỹ năng của bạn hơn, tránh rập khuôn và khiến các chủ đề sau này trở nên cứng nhắc.

Ví dụ:

Bạn là một người có chuyên môn về tâm linh và sức khỏe tinh thần, ngách bạn chọn không nên là khóa học dạy cho người ta cách giác ngộ.

Trong trường hợp này, bạn có thể kết hợp với một người khác có chuyên môn về phong cách sống và lối sống khỏe mạnh để phát triển đa dạng các ngách hơn.

Các ngách đó có thể là: Khóa học xây dựng lối sống lành mạnh giúp tinh thần “thăng hoa”; Khóa tập luyện để vóc dáng luôn đẹp và trí não luôn tươi mới;…

Ngoài ra, ở thị trường Việt Nam còn khá nhiều ngách cũng được nhiều sự quan tâm từ cộng đồng mà bạn có thể tham khảo để khai thác: kiếm tiền online, dạy viết content kiếm tiền, hướng dẫn cách trở thành Freelancer thành công…

Hiển nhiên, mình nói ngách ở đây chỉ là trong sản phẩm số, còn bản chất nó vẫn là 1 thị trường lớn và tỷ lệ cạnh tranh khá cao, nên bạn phải tiếp tục nghiên cứu.

Ví dụ: Trong kiếm tiền online sẽ có viết blog kiếm tiền và trong viết blog kiếm tiền sẽ có những hình thức như affiliate marketing…

Mình có đứa em, mạnh về content và có sản phẩm số riêng nên gần như website đã thâu tóm các từ khóa liên quan.

Bước 2: Về mặt công nghệ cho sản phẩm số

Thời buổi công nghệ rồi số hóa đã thâm nhập hầu như là vào mọi ngóc ngách đời sống con người và các doanh nghiệp đang dần thay đổi, còn nếu vẫn giữ kiểu truyền thống thì việc đào thải sẽ xảy ra, nó là quy luật.

Còn về mặt công nghệ ứng dụng trong các sản phẩm số thì có rất nhiều, ở đây mình sẽ đề cập đến website, nơi để các bạn tạo/ trưng bày sản phẩm, chứa nội dung, xây dựng thương hiệu, nơi “tiếp đón khách hàng” và là nơi để trải nghiệm mua hàng khi họ có nhu cầu.

Ở đây sẽ có 2 hướng để bạn có thể lựa chọn.

Sử dụng nền tảng của bên thứ 3 cung cấp

Nếu bạn đang bán các sản phẩm số về khóa học online hay ebook thì có thể lựa chọn những network về giáo dục có uy tín trên thị trường như KTcity, Edumall, Unica…

Lợi thế ở đây có thể thấy được là bạn không cần phải tự làm website, không cần phải lo về mặt nền tảng, bạn chỉ cần tập trung làm tốt về việc tạo sản phẩm và quảng bá thương hiệu.

Ngoài ra, bạn còn có thể tận dụng lợi thế về lượng traffic có sẵn từ nền tảng trên các mạng xã hội, cộng đồng.

Nhưng sẽ có những bất cập về việc khó có thể tùy biến mọi thứ theo ý ở trên website, mọi thứ đều đã được thiết kế theo quy chuẩn cho từng khóa được đăng tải trên nền tảng.

Bất lợi to lớn nữa là việc bạn sẽ phải đứng giữa 1 rừng những tên tuổi khác và nếu thương hiệu cá nhân của họ quá lớn thì bạn rất dễ bị chìm.

Tự tạo website để đăng bán sản phẩm của mình

Việc tự thiết kế website (với nhu cầu cơ bản) hoặc thêm các tính năng về e-learning hiện nay đều đơn giản (trên Google hướng dẫn cực nhiều).

Ngoài Mayashare ra thì bạn có thể tham khảo qua những website tương tự khác như trinhkhoihub, Lydapotato, Minhxinchao… Đây đều là những người quen của mình cũng đang kinh doanh sản phẩm số thiên về mảng giáo dục.

Ưu điểm to đùng có thể thấy được là bạn có thể tha hồ tùy biến giao diện theo ý của mình từ font chữ, bố cục, hình ảnh…

Ngoài ra, còn dễ tạo được điểm nhấn thương hiệu khi có người dùng vào website vì chỉ có mình bạn ở đây nên mọi thông tin đều sẽ thuộc về bạn.

Tuy nhiên, mình tin chắc là nếu bạn muốn tạo ra những website tương tự như Mayashare thì khá tốn chi phí, có 3 yếu tố mà bạn cần phải đảm bảo:

  • Về dung lượng lưu trữ: Với 71 videos được học trực tiếp trên website trong Tiktok Channel Bulding thì hosting là không thể chứa nổi, cần phải có 1 giải pháp khác.
  • Tính năng: Các tính năng như mua hàng, chương trình affiliate, email markerting thì bản thân mình không có khả năng làm được (có thể được nếu mình nghiên cứu và mày mò nhưng thời gian đó mình làm việc khác ra tiền sẽ có ích hơn).
  • Giao diện và trải nghiệm người dùng (UI/UX): Để có được 1 website Mayashare có được giao diện đẹp và thân thiện với người dùng như hiện nay là cả quá trình tracking từ người dùng truy cập và sự hỗ trợ từ 1 bên thứ 3 mà mình sẽ bật mí với bạn tiếp đây.

Nhìn chung, tất cả những nhược điểm trên bạn có thể hô biến chúng biến mất bằng cách tìm đến Khu phố 3 của anh Dương Trọng Nghĩa.

Anh Nghĩa và team đã đang hợp tác với Mayashare và chịu trách nhiệm chính về mặt công nghệ như website.

Ngoài ra, những website mình đã liệt kê như trinhkhoihub, Lydapotato hay Minhxinchao cũng đang được sự hỗ trợ rất mạnh mẽ từ Khu Phố 3.

Xem phần feedback của mình về sản phẩm/dịch vụ từ Khu Phố 3.

Bước 3: Quảng bá sản phẩm số

Để có được những khách hàng tiềm năng tin tưởng và mua hàng thì trước tiên bạn phải có chiến lược cho việc marketing (quảng bá) sản phẩm.

Sau đây là 3 cách mà chính mình đã đang áp dụng và cho ra doanh thu vài tỷ/năm.

Inbound Marketing

Inbound Marketing giải thích dễ hiểu và đơn giản nhất là việc bạn sẽ lên và thực thi các chiến lược marketing nhằm mục đích là tạo sự trải nghiệm có giá trị đến với người dùng, về lâu dài bạn sẽ định vị được thương hiệu riêng trong tiềm thức của mỗi user khi đề cập đến lĩnh vực mà bạn đang hoạt động.

Những gì mình đang làm trên Youtube Channel và Fanpage Mayashare đều thuộc phạm trù của Inbound Marketing.

Phổ biến nhất có thể thấy là việc xây dựng các nội dung trên các nền tảng phổ biến hiện nay, nhằm cung cấp những giá trị, có ích cho người dùng tăng thêm sự nhận diện thương hiệu, tin tưởng và cuối cùng là chuyển đổi, mục đích cao cả hơn nữa là gia tăng vòng đời khách hàng.

Ví dụ:

Các tarot readers sẽ phải tạo ra những nội dung về video trên các nền tảng video cung cấp thêm thông tin miễn phí về mặt tâm linh đến tệp người dùng nhắm đến (có thể cả livestream).

Tệp người dùng này sẽ có khoảng 5-10% thấy những thông tin mà bạn mang đến đúng đến 90% với những gì xảy ra trong cuộc sống của họ.

Chắc chắn sẽ có số ít bị bạn thao túng tâm lý, nếu biết cách sử dụng ngôn từ và hiểu được tệp người dùng, cộng hưởng thêm cả chuyên môn tốt.

Sau đó số người này bắt đầu có niềm tin nơi bạn và sẽ bắt đầu sinh ra chuyển đổi cho sản phẩm của bạn, có thể đến từ dịch vụ đặt lịch tư vấn riêng…

Bước sau đó bạn phải có chiến lược tối ưu lại về sản phẩm để gia tăng được vòng đời của 1 khách hàng.

Tạo phễu bán hàng (sales funnel)

Phễu ở đây bạn cứ hình dung đúng nghĩa đen của nó, trong phễu này sẽ chia ra thành từng giai đoạn của khách hàng, cơ bản nhất là theo mô hình AIDA (Awareness – Interest – Decision – Action).

Khởi đầu từ việc bạn tiếp cận khách hàng để tăng sự ghi nhớ về thương hiệu và sản phẩm cho đến khi họ thấy thích, phù hợp nhu cầu, sau cùng là sẽ quyết định mua hàng.

Để đưa khách hàng vào trong phễu bán hàng và muốn gia tăng được chuyển đổi và vòng đời mỗi khách hàng thì có rất nhiều cách, công cụ và chiến lược khác nhau để làm.

Đó có thể đến từ việc bạn tạo ra 1 sản phẩm miễn phí, giá rẻ hơn sản phẩm gốc đến từ đó có thể upsell lên thông qua kịch bản chăm sóc khách hàng.

Ở Việt Nam thì phổ biến nhất phải kể đến là chatbot và email marketing.

Nôm na hiểu chatbot và email marketing là việc bạn sẽ lên những kịch bản chăm sóc khách hàng và sẽ có những công cụ hỗ trợ bạn chăm sóc 1 cách tự động.

Ví dụ:

Maya đang bán những sản phẩm số về các khóa học Tiktok thì trên website, Fanpage và Youtube, Maya sẽ sản xuất ra những nội dung giá trị liên quan đến Tiktok.

Theo đó, sẽ có một lượng người theo dõi bị thu hút bởi kiến thức và kinh nghiệm của Maya, họ sẽ chủ động tìm hiểu Maya và website là nơi mà họ sẽ tìm đến nhiều, ở đây Maya sẽ có nơi để thu thập thông tin email và có luôn kịch bản chăm sóc tự động khi họ đăng ký.

Nhưng đó chỉ là số ít, còn lại Maya sẽ tạo ra Ebook “cách kiếm 10 triệu/tháng bằng việc sáng tạo nội dung trên Tikotk” và nó miễn phí, người dùng phải để lại email thì mới nhận được ebook này, lúc này Maya lại có tiếp 1 data riêng quan tâm về “tiền” và trở thành “content creator”, sẽ có những kịch bản khác nhau chăm sóc tự động tệp này.

Mỗi khi có thêm những sản phẩm mới thì Maya sẽ gửi thư đến với từng tệp cho từng loại nội dung khác nhau và lúc này Maya sẽ có được lượng khách hàng tiềm năng với chi phí là 0đ.

Chạy quảng cáo (paid traffic)

Free traffic là những cách mà mình đã đề cập đến ở trên, nghĩa là bạn sẽ không tốn bất kỳ chi phí nào để có được lượng người dùng đổ về nền tảng (không tính chi phí bỏ ra cho công cụ).

Nhưng với mình Paid traffic (chạy quảng cáo) luôn là kênh giúp bạn hack traffic nhanh nhất nếu các chiến dịch chạy free traffic đã ra số ngon, vậy thì tội gì không scale?

Hiển nhiên, chạy phải có chiến lược và phải chọn lựa được nền tảng phù hợp để có thể testing và scale (mở rộng quy mô để gia tăng về kết quả) được.

Có thể sau khi bạn đọc bài viết này trên website Mayashare và tầm vài tiếng sau là thấy luôn quảng cáo từ Maya trên Facebook cũng nên :D

Tổng Kết

Nhìn chung, kinh doanh sản phẩm số cực tiềm năng nhưng không đơn giản, cần phải có chiến lược phù hợp và hiệu quả thì mới may ra có thể tồn tại và phát triển được.

Thời gian đầu bạn cứ tập trung làm thật tốt sản phẩm, đặt target 10 triệu/tháng cho đến khi đạt được rồi nâng dần lên và cứ từ từ con số 100 triệu cũng sẽ về tay bạn.

Nhớ là luôn học hỏi và đổi mới cách làm, bởi công nghệ và những nền tảng luôn thay đổi mỗi ngày và việc của bạn là phải “thuận theo chiều gió”.

Chúc bạn thành công và hẹn gặp lại ở những bài viết tiếp theo.

Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận