Nội dung
Sáng tạo nội dung (cơ hội cho ai?) và chìa khoá thành công với nghề

Sáng tạo nội dung (cơ hội cho ai?) và chìa khoá thành công với nghề

Anh A, chị B làm nghề sáng tạo nội dung kiếm được X/tháng, tự do về thời gian, được đi nhiều nơi nhưng vẫn “tiền đầy túi”… Ở thời điểm hiện tại thì không thiếu những tin tức flex kiểu thế này.

Nếu như trước đây để có thể kiếm được tiền từ việc sáng tạo nội dung trên môi trường số là việc không phải ai cũng làm được (mình không đề cập đến những black hat với việc reup video, mà đây là những người làm nghề chân chính thật sự).

Thì ở hiện tại với định dạng content mới là short video và với sự độc chiếm của Tiktok thì việc trở thành content creator đã dễ hơn với đa số mọi người, từ mẹ bỉm, công nhân, nội trợ, các cụ già… miễn là đúng meta với nền tảng là có thể “nổi tiếng sau 1 đêm”.

Chờ Chút!!
tracking tiktok

Làm Tiktok để kinh doanh hoặc tạo thu nhập từ Affiliate thật ra không quá khó, nhưng mình nghĩ rằng bạn sẽ cần “MỘT NGƯỜI ĐỒNG HÀNH”. Đó là lý do mình xây dựng nên chương trình online mentorship 1:1 (đồng hành và hướng dẫn online 1 kèm 1).​

Tuy nhiên, nội dung sáng tạo không chỉ đơn thuần là việc tạo ra 1 bài viết, hình ảnh hay 1 video đẹp mắt mà người tạo ra nó cần phải biết cách “thổi hồn” vào các sản phẩm mà mình làm ra, nghĩa là nó phải có thông điệp, giá trị và ẩn chứa cảm xúc đến với người xem. Quan trọng nữa là sau mỗi chiến dịch nội dung phải có mục đích cuối cùng, nghĩa là nó cần phải mang về thứ gì đó cho bạn (có thể là $ hoặc là không) thì mới có thể sống được với nghề.

Vì vậy mà ở bài viết dưới đây mình sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về công việc sáng tạo nội dung này, tiềm năng và cơ hội cũng như ở thời điểm hiện tại thì nên làm thế nào để có thể “sống và tồn tại” được với nghề.

Sáng tạo nội dung là gì? Tiềm năng và cơ hội

Sáng tạo nội dung là quá trình tạo ra những thông điệp, giá trị và cảm xúc đến người xem thông qua các nội dung truyền thông như bài viết, hình ảnh, video, âm thanh và các tài liệu kỹ thuật số khác.

Quá trình này bao gồm việc sáng tạo, sản xuất và phân phối nội dung đến đối tượng người xem mục tiêu mà bạn nhắm đến là những người sẵn sàng theo dõi bạn và là những khách hàng tiềm năng.

Trong thời đại của sự tương tác như web 2.0 hiện tại thì sáng tạo nội dung là yếu tố quan trọng giúp bạn làm được việc đó trên môi trường số, quyết định đến phần lớn trong việc xây dựng thương hiệu.

Ngoài lợi ích mà mình đã đề cập ở trên thì sáng tạo nội dung còn mang đến những tiềm năng đáng kể khác như:

  • Tăng sự tương tác: Sáng tạo nội dung giúp tăng tương tác giữa thương hiệu với khách hàng thông qua việc cung cấp thông tin hữu ích, giải đáp các câu hỏi và tạo ra sự tương tác tích cực.
  • Tăng doanh số và lợi nhuận: Hiểu được người xem và tạo ra được nội dung đánh đúng vào nhu cầu, cảm xúc của họ, cộng hưởng thêm đòn bầy của các nền tảng đang có lượng người dùng lớn hiện nay thì khả năng tăng được phần doanh số là rất cao, nếu biết tối ưu thêm các phần chi phí khác như quảng cáo, con người, công cụ… thì % lợi nhuận tăng là khả thi.
  • Tiết kiệm chi phí quảng cáo: Nhiều người nói sáng tạo nội dung tốt thì không cần đến chạy quảng cáo, nhưng với mình tư duy này khá sai lệch, các nền tảng hiện tại đều đang sống sót nhờ vào phần “quảng cáo” này thì việc chạy quảng cáo sẽ giúp bạn vượt qua những “cơn bão flop”, cũng như tăng thêm phạm vi tiếp cận đến với người xem tiềm năng qua những nội dung mà bạn sáng tạo. Miễn bạn tối ưu phần lợi nhuận sau cùng là được, đừng để con số cho chi phí quảng cáo cao hơn là được.
  • Mở thêm cơ hội: Sáng tạo nội dung và tiếp cận đến với khách hàng tiềm năng, theo dõi các chỉ số thống kê từ hành vi của họ sẽ giúp bạn có được số liệu quan trọng cho việc mở thêm sản phẩm/dịch vụ mới hoặc mở rộng quy mô thị trường dựa trên nhu cầu thật sự của thị trường cũng như khách hàng tiềm năng hiện tại.

Nội dung sáng tạo không chỉ có video

Mình biết ăn sâu trong tiềm thức của nhiều bạn hiện nay khi nhắc đến sáng tạo nội dung hay content creator đều đã đóng đinh đó là việc sản xuất nội dung video trên Tiktok hay Youtube.

Nhưng mà… trong thời đại số, việc sáng tạo nội dung không chỉ xoay quanh mỗi video, mà còn bao gồm nhiều định dạng khác như chữ viết, hình ảnh và âm thanh. Mỗi định dạng đều có ưu điểm riêng và giúp người dùng thấy rõ và “cảm” được về nội dung mà bạn muốn truyền tải đến.

  • Chữ viết: Chữ viết là định dạng nội dung đơn giản nhất và phổ biến nhất. Nó có thể đưa ra thông điệp một cách trực tiếp và chi tiết, đồng thời có thể cập nhật và chỉnh sửa dễ dàng. Chữ viết được sử dụng rộng rãi trong các trang web, blog, email marketing và các tài liệu kỹ thuật số khác.
  • Hình ảnh: Hình ảnh là một định dạng nội dung quan trọng trong việc truyền tải thông điệp và giúp thu hút sự chú ý của khách hàng. Hình ảnh thường được sử dụng trong các bài viết blog, trang web, quảng cáo và các nền tảng mạng xã hội.
  • Âm thanh: Âm thanh là một định dạng nội dung đang trở nên phổ biến trong việc truyền tải thông điệp. Nói đến sáng tạo nội dung bằng âm thanh thì phổ biến nhất phải là âm nhạc, podcast.
  • Infographic (đồ hoạ thông tin): Đây là sự kết hợp giữa hình ảnh và chữ viết, nhưng thuộc phạm trù ít chữ và được thể hiện hết trong phạm vi của 1 hình ảnh duy nhất. Mọi nội dung thể hiện trên Infographic thường nên ngắn gọn, đúng trọng tâm chủ đề.
Minh hoạ chủ đề địa lý thể hiện dưới dạng infographic - Nguồn: Internet
Minh hoạ chủ đề địa lý thể hiện dưới dạng infographic – Nguồn: Internet

Hiện tại các thương hiệu như doanh nghiệp hay cá nhân nhỏ lẻ khi sáng tạo nội dung thì nên đa dạng hoá các định dạng nội dung để tăng thêm sự thú vị và tăng cường nhận thức thương hiệu.

Tuy nhiên, việc kham quá nhiều cũng là con dao 2 lưỡi, bởi nó tiêu tốn khá nhiều nguồn lực và chi phí vận hành cho việc này.

Cho nên cách giải quyết là bạn có thể reup giữa các định dạng nội dung với nhau.

Ví dụ: Bạn bỏ thời gian và chất xám để lên kế hoạch và sáng tạo nội dung bằng chữ trên website, thì cũng với định hướng trên plan như vậy bạn có thể phổ ra thành nhiều định dạng khác như video, hình ảnh, âm thanh hay infographic, miễn sao nó đáp ứng được đúng tinh thần của định dạng nội dung đó và phù hợp với các nền tảng mà bạn đăng tải là được.

Nội dung ngắn thì Tiktok vẫn là “king”

Tiktok là ứng dụng phổ biến cho phép người dùng tạo và chia sẻ video ngắn với nhau. Từ khi ra mắt năm 2016, Tiktok đã trở thành một tượng đài của các nền tảng social media, và hiện nay đang là nền tảng video ngắn phát triển nhanh nhất trên thế giới. Điều này được chứng minh bằng sự bùng nổ về người dùng cho đến thời điểm hiện tại.

thống kê tiktok việt nam
Thống kê về lượng người dùng Tiktok ở Việt Nam

Chính sự ra đời của các video ngắn đã làm thay đổi lớn trong việc tiêu thị nội dung đến từ phía người dùng, họ thích “tàu nhanh” trong việc xem hơn, vội hơn trong việc tương tác với các nội dung và các nội dung có thời lượng dài thì phần lớn sẽ không giữ chân được họ.

Các nền tảng khác như Facebook, Instagram, Youtube cũng đã nỗ lực trong việc lấy lại thị phần người dùng từ các định dạng nội dung ngắn như này với Reels hay Youtube Short, nhưng có vẻ sân chơi vẫn là của Tiktok.

Phải khẳng định thêm 1 vấn đề nữa là Tiktok đã giúp đưa khái niệm content creator (sáng tạo nội dung) đến với nhiều người hơn, giúp công việc này phổ biến và tạo cơ hội “đổi đời” hơn với rất nhiều người. Nếu như ngày trước nói đến “sáng tạo nội dung” thì chỉ 1 phần nhỏ là biết và họ sẽ gọi những người này là Youtuber (bởi trước Tiktok thì thị phần nội dung video đều do Youtube nắm).

Từ trẻ đến trung niên, thậm chí là các cô chú lớn tuổi thì ai cũng có thể trở nên nổi tiếng và kiếm được tiền nhờ việc sáng tạo nội dung (đặc biệt là trên Tiktok), chính vì vậy đã sinh ra khá nhiều khái niệm khác nhau như:

  • KOC (Key Opinion Consumers): những cá nhân thuộc phạm vi review.
  • KOL (Key Opinion Leaders): người có chuyên môn và sức ảnh hưởng trong 1 lĩnh vực cụ thể nào đó.

Nếu bạn đang có nhu cầu tìm hiểu về cách xây và phát triển kênh thì có thể xem chuỗi bài viết hướng dẫn dưới đây.

Xem chi tiết: Cách xây dựng kênh Tiktok làm affiliate hoặc kinh doanh

Còn về cơ hội kiếm tiền cho những người làm công việc sáng tạo nội dung trên Tiktok thì về cơ bản cũng sẽ xoay quanh các hình thức như:

  • Booking: các thương hiệu sẽ liên hệ, trả tiền cho bạn để bạn làm video chia sẻ về sản phẩm hay thương hiệu của họ.
  • Affiliate Marketing: bạn sẽ giới thiệu sản phẩm của người khác và nhận hoa hồng khi có khách mua hàng thông qua sự giới thiệu của bạn, đây là hình thức bán hàng mà bạn không cần phải có vốn đề nhập hàng, tồn kho hay vận chuyển.

Nói thêm về Affiliate Marketing, mình không biết các network cũng như nền tảng khác ở Việt Nam như thế nào, nhưng mình nghe rất nhiều phàn nàn về thị trường trong nước đang bóp khá chặt các publishers (những người làm affiliate mà không có sức ảnh hưởng trên các nền tảng mạng xã hội).

Xin chia buồn!! nhưng khi chúng ta đã làm công việc này thì phải chấp nhận việc chạy theo thời thế và xu hướng thị trường và việc làm affiliate trên Tiktok là 1 cơ hội mới dành cho các bạn sẵn sàng theo nghề này.

Tuy nhiên, để có thể kiếm ăn được với affiliate trên Tiktok thì không phải chuyện đơn giản, ngoài việc bạn sáng tạo nội dung và đăng lên kênh thì phải biết cách phân tích nội dung, nghiên cứu hành vi khách hàng và biết cách tối ưu để mục đích cuối cùng là người dùng sẽ mua hàng thông qua sự giới thiệu của bạn qua từng video mà bạn sáng tạo.

Xem thêm:

Trong gần 2 năm trở lại đây, Tiktok còn tạo ra sân chơi dành cho các thương hiệu đang kinh doanh online, đó là sự xuất hiện của Tiktok Shop.

Giải thích dễ hiểu thì với Tiktok Shop bạn cũng sẽ làm công việc sáng tạo nội dung để tiếp cận người dùng trên đây và thuyết phục họ mua hàng nhưng khác chỗ là bạn có thể đăng ký mở gian hàng ở trên chính kênh mà bạn đang làm nội dung và bán trực tiếp trên đây.

Người dùng có thể thao tác mua hàng trên chính video của bạn mà không làm giảm đi trải nghiệm về nội dung ⇒ đây chính là cái hay của Tiktok Shop, nhiều người gọi đây là việc “mua hàng theo cảm xúc”.

Tiktok Shop phát triển cực kỳ nhanh, khi mà đã vượt qua Tiki, Sendo về số lượng seller, doanh thu và gần như là sắp soán ngôi của Lazada (top 1 thương mại điện từ ở Việt Nam vẫn là Shopee).

Khi đã kinh doanh thì không có lý gì mà bạn bỏ qua cơ hội ngon ăn để tiếp cận đến với tệp khách hàng tiềm năng như vậy.

Và để kinh doanh thành công trên Tiktok Shop thì mọi thứ vẫn sẽ xoay quanh trọng tâm là “sáng tạo nội dung”.

Không cần phải cho ra những video triệu views hay kênh phải vài trăm nghìn, vài triệu followers mà đôi khi bạn chỉ cần có ít hơn con số đó mà doanh thu có khi còn vượt qua cả mong đợi.

Về case study thì bạn có thể xem lại video dưới đây khi mà với 1 video đã có thể đạt doanh số là ngót nghét 1 tỷ.

Youtube vẫn là kênh sáng tạo không thể thay thế

Với mình thì Youtube vẫn là 1 tượng đài trong những nền tảng video lớn nhất thế giới hiện tại và là sự bền vững trong các nội dung dài, sự chắc chắn về việc định hình thương hiệu và tăng tính chuyên môn trong nội dung là những yếu tố quan trọng giúp Youtube giữ vững vị trí của mình.

Đó là lý do mà mình lựa chọn Youtube là nền tảng trọng tâm trong việc chia sẻ các nội dung về kinh doanh online và social media.

Mặc dù mỗi tháng mình chỉ cho ra 1 video nhưng tốc độ tăng trưởng cho kênh cũng như chuyển đổi cho các chiến dịch vẫn rất khả thi, kênh chỉ gần 50,000 người đăng ký thôi nhưng mang lại mức doanh thu mỗi tháng 500 triệu cho Mayashare.

Sự cạnh tranh là vẫn có với định dạng nội dung ngắn như Tiktok nhưng Youtube vẫn sẽ là kênh sáng tạo nội dung không thể thay thế với các nội dung dài, với mình thì Youtube Shorts là nước đi “cho có” của Youtube khi mà nó thật sự khá “tệ” (quan điểm cá nhân).

Có thể thuật toán Youtube không mạnh về việc tạo viral trong thời gian ngắn như Tiktok nhưng vẫn là điều kiện cần cho sự phát triển của mọi kênh Youtube hiện nay.

Chưa kể ngoài việc ăn đề xuất thì bạn cần phải tối ưu % hiển thị video trên các kết quả tìm kiếm trên Youtube, bởi lượng người dùng tìm kiếm theo từ khoá trên thanh search vẫn cực kỳ lớn. Hơn nữa bạn còn có thể tiếp cận được với lượng người dùng cực kỳ lớn trên Google.

search engine youtube
Mỗi video trên kênh Mayashare đều có từ khoá chính và gần như là on top tất cả

Tệp người dùng văn minh và tính chuyển đổi cao hơn các nền tảng “cùng lứa” khác là cả lợi thế to lớn của Youtube.

Còn nói về việc kiếm tiền như thế nào trên Youtube thì bạn có thể tham khảo qua các cách như sau:

  • Google Adsense: khi bạn đạt đến 1000 người đăng ký và 10,000 giờ xem trong 1 năm thì bạn sẽ đủ điều kiện bật kiếm tiền thông qua việc đặt quảng cáo trên từng video mà bạn đăng lên kênh. Ở riêng Việt Nam thì mình nói thật số tiền từ đây chỉ có thể “kiếm cho vui” thôi, còn bạn muốn kiếm nhiều thì chỉ khi nào kênh đạt vài triệu người đăng ký và có các video có views khủng thì may ra. Còn không thì bạn nên tập trung sản xuất các video và nhắm đến tệp người dùng ở US (Mỹ) thì thu nhập từ Adsense sẽ x10.
  • Booking: cũng tương tự như Tiktok mà mình đã đề cập ở trên.
  • Xây dựng thương hiệu: Lựa chọn tốt nhất là bạn nên lựa chọn Youtube là kênh xây dựng thương hiệu và điều hướng sang 1 nơi khác mà bạn tập trung vào sự chuyển đổi sẽ tốt hơn.
  • Affiliate Marketing: cũng tương tự như Tiktok Shop, bạn cũng sẽ gắn sản phẩm vào mỗi video sản xuất trên kênh và người dùng có thể thao tác mua hàng trực tiếp mà không bị điều hướng ra khỏi ngoài video, bạn sẽ nhận được hoa hồng cho mỗi lượt mua thành công từ người xem
  • Youtube Shopping: Không chịu thua Tiktok Shop thì đây sẽ là “bom tấn” hay “bom xịt” tiếp theo của Youtube sau Youtube Shorts. Hiện tại ở Việt Nam chưa có nhiều thông tin về chủ đề này, mình sẽ cập nhật thêm ở các bài viết tiếp theo. Về yêu cầu thì kênh cần có 20k sub, đã được bật kiếm tiền, nội dung không liên quan đến trẻ em và kênh không phải của nghệ sĩ, đặc biệt không phải là kênh về âm nhạc. Xem chi tiết.

Nhìn chung thì việc xây dựng và phát triển 1 kênh Youtube từ con số 0 là 1 hành trình không hề đơn giản với người mới.

Về quy trình thì mình sẽ liệt kê để bạn có thể tự học từng bước cho đến khi đạt được kết quả đầu tiên:

  • Nghiên cứu thị trường, đối thủ và tìm được ngách (niche) phát triển trong thời gian đầu để tăng được nhận diện thương hiệu trên thị trường.
  • Nghiên cứu từ khoá cho toàn bộ kênh, việc này giúp bạn có được kế hoạch làm nội dung trên Youtube khoa học và chuẩn chỉnh hơn, cũng như giúp tối ưu thứ hạng trên kết quả tìm kiếm tốt hơn.
  • Lên concept cho kênh và tiến hành quay và sản xuất video cho kênh.
  • Tối ưu SEO cho từng video đăng tải lên kênh.
  • Tăng thêm độ nhận diện về việc kéo thêm traffic từ các kênh khác.
  • Đo lường các chỉ số và tối ưu cho các video sau.

Đây là lộ trình mà mình áp dụng rất hiệu quả cho kênh Mayashare, cũng như các kênh của các bạn mentee bên mình, bạn có thể áp dụng theo.

Chi tiết hơn thì bạn có thể xem thêm các bài viết dưới đây:

Công cụ và phần mềm hỗ trợ

Công cụ và phần mềm hỗ trợ là một phần cực kỳ quan trọng trong quá trình sáng tạo và phát triển nội dung trên các nền tảng hiện nay.

Những công cụ và phần mềm này giúp người sáng tạo tạo ra nội dung chất lượng, quản lý nội dung và lịch trình một cách hiệu quả hơn, đo lường tín hiệu của các chiến dịch cũng như giúp nghiên cứu từ khoá để hiểu hơn nhu cầu của người dùng và phân tích các đối thủ cạnh tranh.

Dưới đây là 1 vài cái tên mình thường sử dụng cho việc sáng tạo nội dung mà bạn có thể tham khảo.

Công cụ chỉnh sửa hình ảnh và thiết kế đồ họa

  • Adobe Photoshop: Đây là một trong những phần mềm chỉnh sửa hình ảnh và thiết kế đồ họa phổ biến nhất trên thế giới. Phần mềm này cung cấp các công cụ mạnh mẽ để chỉnh sửa hình ảnh, tạo ra các bản vẽ và thiết kế đồ họa chuyên nghiệp. Với Photoshop, bạn có thể tùy chỉnh và chỉnh sửa hình ảnh của mình để tạo ra các hình ảnh chất lượng cao, nhưng với người mới thì đây là công cụ khá khó sử dụng.
  • Canva: Canva là một công cụ thiết kế đồ họa online miễn phí và dễ sử dụng. Với Canva, bạn có thể tạo ra các bản thiết kế đồ họa chuyên nghiệp mà không cần phải có kỹ năng thiết kế đồ họa (nhưng tư duy và tính thẩm mỹ cần phải có nha). Công cụ này cung cấp các mẫu thiết kế đồ họa có sẵn và các công cụ chỉnh sửa để bạn có thể thiết kế các hình ảnh cho các nội dung cho kênh của mình chỉ với thao tác kéo thả.
  • Pixlr: Pixlr là một công cụ chỉnh sửa hình ảnh trực tuyến miễn phí và dễ sử dụng. Công cụ này cung cấp các tính năng tương tự như Adobe Photoshop, bao gồm các công cụ chỉnh sửa hình ảnh và các bộ lọc.

Lời khuyên của mình ở các công cụ giúp chỉnh sửa hình ảnh thì hiện tại bạn có thể sử dụng Canva là đủ cho mọi mục đích.

Phần mềm tạo và chỉnh sửa video

  • Adobe Premiere Pro: Adobe Premiere Pro là một phần mềm chỉnh sửa video chuyên nghiệp và phổ biến nhất trên thế giới. Phần mềm này cung cấp các công cụ mạnh mẽ để chỉnh sửa video, tạo ra các video chất lượng cao.
  • Final Cut Pro X: Final Cut Pro X là một phần mềm chỉnh sửa video chuyên nghiệp được thiết kế đặc biệt cho các máy tính Apple. Phần mềm này cung cấp các công cụ mạnh mẽ để chỉnh sửa video, tạo ra các video chất lượng.
  • iMovie: iMovie là một phần mềm chỉnh sửa video miễn phí và dễ sử dụng được tích hợp sẵn trên các máy tính Mac của Apple. Phần mềm này cung cấp các công cụ cơ bản để chỉnh sửa video và tạo ra các video đơn giản.
  • Capcut: Capcut là một ứng dụng chỉnh sửa video miễn phí và dễ sử dụng trên điện thoại di động và cả máy tính.

Ở đây thì bạn chỉ cần sử dụng Capcut là đủ, đặc biệt là bạn nào sáng tạo nội dung trên Tiktok, Capcut có hầu hết các hiệu ứng, âm nhạc theo các trend trên Tiktok, nhưng nếu bạn muốn sử dụng cho việc cắt ghép video cho các kênh khác thì Capcut vẫn đáp ứng được.

Còn nếu bạn muốn 1 công cụ nâng cao hơn cho các nhu cầu phức tạp hơn thì nên sử dụng Adobe Premiere hoặc Final Cut Pro.

Công cụ quản lý nội dung và lịch trình

  • Hootsuite: Hootsuite là một công cụ quản lý nội dung mạng xã hội được sử dụng rộng rãi trên toàn cầu. Công cụ này cho phép bạn quản lý nhiều tài khoản mạng xã hội khác nhau và lên lịch đăng bài cho các tài khoản đó một cách tự động. Hootsuite cũng cung cấp các tính năng giám sát và phân tích để bạn có thể đo lường hiệu quả của chiến dịch quảng cáo của mình trên mạng xã hội.
  • Notion (hoặc trello): Notion là một công cụ quản lý dự án và nội dung trực tuyến miễn phí và dễ sử dụng. Công cụ này cho phép bạn tạo ra các bảng lịch trình và quản lý các đầu việc hiệu quả. Đặc biệt là Notion có các mẫu khá đẹp để bạn có thể dùng cho các dự án, theo dõi, thậm chí là phân chia đầu việc cho team rất tốt.

Công cụ đo lường

  • Google Analytics (GA): Google Analytics là một công cụ đo lường miễn phí được cung cấp bởi Google. Công cụ này cho phép bạn theo dõi lượng truy cập và hoạt động trên trang web của bạn, giúp bạn đo lường hiệu quả của chiến dịch quảng cáo của mình và cải thiện trang web của bạn để thu hút khách hàng tiềm năng hơn.
  • Google Search Console (GSC): tương tự như GA, thì GSC là một công cụ đo lường miễn phí được cung cấp bởi Google. Công cụ này cho phép bạn theo dõi hiệu quả của chiến dịch SEO của mình và cải thiện vị trí của trang web của bạn trên kết quả tìm kiếm của Google. Google Search Console cung cấp các báo cáo về việc tìm kiếm từ khóa, lượt truy cập và thứ hạng của trang web của bạn trong kết quả tìm kiếm của Google.
  • Heat map tool: Heat map tool là một công cụ đo lường hiệu quả của trang web của bạn. Công cụ này cho phép bạn xem những vùng trên website mà khách hàng thường truy cập và tương tác nhiều nhất. Bằng cách này, bạn có thể cải thiện trải nghiệm người dùng của khách hàng và tăng cường tỷ lệ chuyển đổi của trang web của mình.

Công cụ nghiên cứu từ khoá để hiểu hơn người dùng và tối ưu SEO

  • Ahrefs: Ahrefs là một công cụ nghiên cứu từ khoá và SEO được sử dụng rộng rãi trên toàn cầu. Công cụ này cung cấp các báo cáo về từ khoá, liên kết và tỷ lệ cạnh tranh để bạn có thể nghiên cứu và phát triển chiến lược SEO của mình (mình thường dùng cho việc nghiên cứu backlinks).
  • Semrush: Về công năng thì cũng tương tự như Ahrefs. Công cụ này cung cấp các báo cáo về từ khoá, liên kết và cạnh tranh để bạn có thể nghiên cứu và phát triển chiến lược SEO của mình (mình dùng cho việc nghiên cứu từ khoá cho website).
  • Keywordtool: Cũng là 1 công cụ nghiên cứu từ khoá, nó sẽ cung cấp cho bạn lưu lượng tìm kiếm của từ khoá, tỷ lệ cạnh tranh trên Google, Youtube, Pinterest, nghiên cứu hashtag trên Instagram, Twitter. (mình thường dùng cho việc nghiên cứu từ khoá cho kênh Youtube).
  • VidIQ: VidIQ là một công cụ nghiên cứu từ khoá và phân tích kênh Youtube mà mình dùng rất nhiều cho việc phát triển kênh. Cũng tương tự như Keywordtool thì VidIQ cũng cung cấp cho bạn các chỉ số về từ khoá, phân tích đối thủ nhưng mạnh hơn cả là giúp bạn tối ưu SEO cho các nội dung đăng tải lên kênh, nghĩa là tool sẽ gợi ý giúp bạn các tiêu chí mà Youtube hay Google đang dùng để đánh giá chất lượng của 1 video trên kênh (nên dùng bản Pro để có thể tận dụng cho việc nghiên cứu từ khoá).

Kết luận

Trên đây là những gì mà mình muốn chia sẻ đến bạn trong chủ đề về “sáng tạo nội dung”, nó là cơ hội về nghề nghiệp cho nhiều người nhưng để lựa chọn được hướng đi đúng và phát triển được thì không phải là diều dễ dàng gì.

Chắc chắn sẽ có sai, nhưng miễn là bạn rút ra được bài học, hiểu được cái sai, rút kinh nghiệm và tối ưu “sai” thành “đúng” thì bạn sẽ trở thành 10% content creator thành công trên thị trường.

Chúc bạn thành công!

Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Bài viết liên quan

Đăng ký nhận những hướng dẫn mới nhất từ Mayashare

Mỗi tuần một Email chất lượng!